“Đây là chiêu thức lừa đảo. Người tiêu dùng cần biết về biến động giá thực sự của sản phẩm khi kích cỡ của chúng thay đổi”, AP dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire.

leftcenterrightdel

Nhãn thông báo sản phẩm bị thu hẹp kích cỡ trong một siêu thị Carrefour tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: Reuters 

Cụ thể, các nhà bán lẻ sẽ phải dán nhãn thông báo sản phẩm đã bị giảm kích cỡ nhưng giữ nguyên hoặc tăng giá trên các kệ hàng trong vòng hai tháng kể từ khi chúng có sự thay đổi. Quy định áp dụng cho nhiều mặt hàng, bao gồm thực phẩm và đồ dùng gia đình, song miễn trừ thực phẩm không đóng gói và hàng hóa số lượng lớn.

Quy định mới của Chính phủ Pháp được dư luận hoan nghênh, cho rằng động thái này sẽ góp phần củng cố luật pháp của nước này cũng như trên toàn châu Âu về cấm đóng gói sản phẩm gây hiểu lầm. “Đây là một tin tuyệt vời. Không tăng giá nhưng lại giảm số lượng, kích cỡ là chiêu bài của nhà sản xuất”, ông Camille Dorioz, Giám đốc chiến dịch của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Foodwatch France (Pháp) nói với AP.

Thời gian qua, Pháp cố gắng hỗ trợ người tiêu dùng trong giai đoạn lạm phát, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp lớn giữ nguyên hoặc giảm giá thực phẩm, vận chuyển. Tuy nhiên, trước khi có quy định trên, một số nhà bán lẻ của đất nước hình lục lăng đã tự thực hiện động thái tương tự. Đơn cử, vào giữa tháng 9 năm ngoái, chuỗi siêu thị hàng đầu châu Âu Carrefour bắt đầu tiến hành dán nhãn thông báo sản phẩm bị thay đổi kích cỡ trên các kệ hàng của mình tại Pháp. Ví dụ một chai nước vị đào Lipton giảm từ 1,5 lít về 1,25 lít; hay hộp sữa công thức Guigoz của hãng Nestle giảm từ 900 gram xuống 830 gram.

TÙNG QUÂN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.