Lâu nay, một bữa trưa ngon lành luôn là ưu tiên hàng đầu của Kim Sang-ji. Tuy nhiên, gần đây, cô bắt đầu tìm đến cửa hàng tiện lợi gần công ty ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc để chọn một hộp cơm 5.000won (tương đương 3,8USD) hoặc một cuộn gimbap 2.000won.
Dù cảm thấy không hài lòng nhưng chi phí ăn uống trong những ngày này tăng lên đáng kể trong khi mức lương giữ nguyên khiến cô phải “thắt lưng buộc bụng” để cân đối.
Hay như Park Mi-won, cũng là một nhân viên văn phòng tại Seoul, chưa bao giờ dùng đồ ăn trưa mua từ cửa hàng tiện lợi cho đến khi bữa trưa tự chọn yêu thích của mình đã tăng giá hơn 10% lên hơn 9.000won. Do đó, Park thường tới cửa hàng tiện lợi hai đến 3 lần một tuần.
 |
Nhân viên văn phòng chọn hộp cơm trưa tại một cửa hàng tiện lợi ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters |
Kim và Park là hai trong số nhiều nhân viên đã trở lại văn phòng sau hai năm làm việc từ xa do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, họ đang thực sự cảm thấy “đau ví” trong bối cảnh bữa trưa ngày càng đắt hơn trước khi dịch bệnh bùng phát.
Kết quả một cuộc khảo sát của Công ty nhân sự Incruit vào tháng trước cho thấy, 96% trong số 1.004 nhân viên văn phòng được hỏi đã nói rằng, họ cảm thấy giá thành bữa trưa trở nên quá cao và gần một nửa đang tìm cách cắt giảm chi tiêu cho bữa trưa. “Ngày càng nhiều nhà hàng, nơi từng bán các bữa ăn bình dân, đã tăng giá. Ngay cả đồ ăn đặt qua ứng dụng cũng tốn nhiều tiền hơn vì phí giao hàng tăng”, Kim cho biết.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của những người đang gặp phải tình trạng “lạm phát bữa trưa”, các cửa hàng tiện lợi cũng tích cực cung cấp lựa chọn bữa ăn liền để họ lấp đầy bụng với giá phải chăng, chủ yếu dưới 5.000won, như: Cơm hộp, canh sườn bò kèm cơm, bánh mì kẹp, gimbap, cơm trộn kim chi, hộp rau củ luộc kèm xúc xích...
Chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đã báo cáo doanh số bán đồ ăn liền tăng hơn 30% trong 5 tháng đầu năm nay so với năm 2021. Nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi khác như CU, 7-Eleven hay Emart24 cũng ghi nhận doanh số tăng cao ở những khu vực có nhiều văn phòng.
KHÁNH NGÂN
Theo Yonhap, ngày 6-7, tại cuộc họp đầu tiên với các chỉ huy quân sự hàng đầu, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã ra lệnh cho quân đội nước này đáp trả nhanh chóng trong trường hợp Triều Tiên có hành động khiêu khích.
Ngót 30 năm kể từ vụ phóng tên lửa đầu tiên vào không gian nhưng thất bại, Hàn Quốc hồi tuần trước đã phóng thành công vệ tinh vào quỹ đạo bằng một tên lửa đẩy do chính nước này sản xuất. Đây không chỉ là bước tiến nhảy vọt mà có thể còn mở ra một kỷ nguyên mới đối với chương trình nghiên cứu không gian của Hàn Quốc.