Các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào hoạt động vận chuyển và thương mại của Nga. Tuy nhiên, vàng là một ngoại lệ bởi thị trường vàng quá rộng lớn. The Conversation nhận định, trong khi Anh, Mỹ và Canada không sử dụng vàng của Nga, nhiều nước khác lại đẩy mạnh nhập khẩu vàng từ Nga. Hồi năm 2022, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhập khẩu 96,4 tấn vàng từ Nga với tổng trị giá lên tới 6,2 tỷ USD. Con số này tăng gấp 15 lần so với lượng vàng mà UAE mua từ Nga hồi năm 2021. Một khách hàng nhập khẩu vàng lớn khác của Nga là Thụy Sĩ. Năm 2022, Thụy Sĩ mua 75 tấn vàng Nga (4,87 tỷ USD). Vào năm 2023, Thụy Sĩ nhập khẩu khoảng 8,22 tỷ USD vàng từ UAE, nơi không tự sản xuất mà nhập khẩu lượng lớn vàng từ Nga và 3,92 tỷ USD vàng từ Uzbekistan, nước láng giềng của Nga.

leftcenterrightdel

Vàng Nga được nhiều nước ưa chuộng. Ảnh: TASS 

Thông thường, lý do cơ bản để dự trữ vàng là sử dụng chúng để giải quyết các giao dịch trong nước và với nước ngoài. Những người nắm giữ vàng có thể giao dịch tài sản này trên một số sàn giao dịch vàng thỏi để đổi vàng lấy tiền hoặc ngược lại. Các quốc gia muốn dự trữ vàng như một tài sản trú ẩn an toàn để chống lại những cú sốc tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, các ngân hàng trung ương đang mua vàng với tốc độ chóng mặt với khoảng 1.073 tấn được mua vào năm 2022.

Kể từ năm 2013, Nga đã chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt của phương Tây và tìm cách tách nền kinh tế của mình khỏi các giao dịch cần đến đồng USD. Vào đầu năm 2022, Nga đã neo tỷ giá nội tệ (đồng ruble) với vàng và quy định 5.000 ruble tương đương một ounce vàng nguyên chất. Kế hoạch của Moscow là chuyển sang chế độ bản vị vàng (phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng) để đồng ruble trở thành đồng tiền thay thế vàng đáng tin cậy ở một tỷ giá cố định. 

THU NGA

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.