Trong một thông báo mới đây, Chính phủ Pháp cho biết, một chiến dịch mang tên Wuambushu được khởi động từ ngày 21-4 và sẽ kéo dài trong hai tháng tại tỉnh Mayotte thuộc lãnh thổ Pháp.
Đây là quần đảo ở Ấn Độ Dương nằm giữa Madagascar và Mozambique. Chiến dịch được tiến hành nhằm phá dỡ những khu ổ chuột được cho là nơi ở của người nhập cư trái phép, đồng thời thực hiện các biện pháp trục xuất cần thiết. Hơn 1.800 thành viên thuộc lực lượng cảnh sát và hiến binh Pháp cũng như lực lượng chấp pháp địa phương đã tham gia chiến dịch này.
 |
Người nhập cư trái phép sống trong các khu ổ chuột ở Mayotte. Ảnh: AFP |
Theo HuffPost, nhiều người châu Phi, đặc biệt là người Comoros, thường dùng tàu cá để vượt biển nhập cư bất hợp pháp vào Mayotte. Do tàu nhỏ nên khi gặp sóng to, gió lớn đã xảy ra nhiều vụ đắm tàu gây thương vong lớn. Theo thống kê của tỉnh Mayotte, từ ngày 1-1 đến 31-3 vừa qua, lực lượng chức năng địa phương đã bắt giữ 2.255 người di cư nước ngoài đang vượt biển để tới quần đảo Mayotte, đồng thời trục xuất 6.507 người về nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết, hiện nay một nửa dân số của Mayotte là người nước ngoài. Tình trạng nhập cư trái phép đã gây bất ổn an ninh tại địa phương, buộc các bác sĩ đang làm việc ở Mayotte phải quay trở lại đất liền. “Các vụ phạm pháp nghiêm trọng ở Mayotte buộc chúng tôi phải có hành động cứng rắn đối với nạn nhập cư trái phép”, ông Darmanin nói.
Chiến dịch Wuambushu nhận được sự ủng hộ của cư dân Mayotte. Người dân Mayotte cho biết, những khu nhà ổ chuột của người di cư trái phép mọc lên như nấm đang đe dọa sức khỏe và môi trường sống ở đây. Tuy nhiên, một số tổ chức nhân quyền bày tỏ quan ngại chiến dịch này sẽ đẩy cuộc sống của trẻ em di cư lâm vào tình huống nguy hiểm.
NGUYÊN TRUNG
Al Jazeera đưa tin, tối 22-4 (giờ địa phương), hàng chục nghìn người dân Israel tập trung về 150 địa điểm trên toàn quốc nhằm phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ.
Sau khi được Hội đồng Hiến pháp của Pháp chính thức thông qua, ngày 15-4, Tổng thống Emmanuel Macron đã ký thành luật một dự luật gây tranh cãi về cải cách hưu trí tại nước này. Điểm đáng quan tâm nhất trong luật mới là tuổi nghỉ hưu của các công dân Pháp sẽ được tăng từ 62 lên 64 tuổi.