Một tập trung”, “Ba khâu đột phá” và “Năm tốt” trong công tác hậu cần

Theo Thượng tá Trần Văn Chúng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 86: Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ lệnh công tác hậu cần năm 2021 của Tư lệnh Binh chủng Hóa học; bám sát nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu của PTTĐ, tập trung nâng cao kết quả các mặt bảo đảm hậu cần cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, nhất là trực bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; bảo đảm cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, tham gia hội thi do Binh chủng tổ chức tại lữ đoàn; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; huấn luyện chiến sĩ mới; làm tốt công tác chuẩn bị tham gia Hội thi “Doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”, “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” cấp Binh chủng và toàn quân năm 2021; đột phá vào nâng cao chất lượng xây dựng chính quy Ngành, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách hậu cần gắn với quản lý chặt chẽ thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán; quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ.

Đại tá Trịnh Thành Đồng (ngoài cùng bên phải), Chính ủy Binh chủng Hóa học kiểm tra công tác tăng gia của Lữ đoàn 86.

Ngoài ra đơn vị đặc biệt chú trọng “Ba khâu đột phá” và “Năm tốt” trong phong trào thi đua, góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho huấn luyện, SSCĐ, nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.

Trung tá Phạm Xuân Hà, Chủ nhiệm Hậu cần Lữ đoàn 86 cho biết: Qua các phòng trào trên, chất lượng bữa ăn của bộ đội được nâng lên, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với tạo nguồn từ bên ngoài, Lữ đoàn luôn tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất; tiếp tục xây dựng mô hình tăng gia sản xuất phù hợp với thế mạnh của từng đơn vị; điểm nổi bật của đơn vị là hoàn thành xây bờ vườn rau tăng gia sản xuất ở Tiểu đoàn 903; chủ động liên hệ chuyên gia của Học viện Nông nghiệp I tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rau; kết hợp giữa trồng cây và cải tạo đất, trồng cây leo giàn (Bầu sao, mướp, bí xanh, đỗ quả) phù hợp lịch gieo trồng; triển khai trồng chuối, đu đủ, dưa hấu, ổi, táo ở vườn cây ăn quả tập trung. Lắp đặt hệ thống phun khử khuẩn ở khu chăn nuôi. Bên cạnh đó, đơn vị chủ động tiếp nhận, bảo đảm kịp thời quân trang thường xuyên cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân trang vụ hè cho hạ sĩ quan, binh sĩ; quân trang xuất ngũ, quân trang bảo đảm cho chiến sĩ mới đúng, đủ tiêu chuẩn, phù hợp cỡ số.

Bảo đảm môi trường doanh trại xanh, sạch, đẹp

Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường doanh trại xanh, sạch, đẹp là một trong những nội dung của phong trào được đơn vị hưởng ứng sôi động, tự giác, góp phần cải thiện môi trường sống, thay đổi diện mạo của đơn vị; quá trình thực hiện luôn kết hợp tốt với mô hình dân vận khéo “Bộ đội Hóa học đồng hành bảo vệ môi trường”.

Trong đợt phúc tra của Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần về thực hiện kết quả phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” cuối tháng 4 vừa qua, Lữ đoàn 86 đã được đánh giá thực hiện đủ 5 nội dung, 60 tiêu trí phúc tra. Công tác quân nhu nói riêng, công tác hậu cần nói chung đã được lãnh đạo chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, cụ thể hóa thành tiêu chí trong nghị quyết lãnh đạo; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị.

 Chiến sĩ Lữ đoàn 86 chăm sóc vườn rau của đơn vị. Ảnh: Đơn vị cung cấp

Theo Thượng úy Lê Kim Trung, Trợ lý doanh trại Lữ đoàn 86, có được những kết quả đánh giá trên, trong thời gian qua, lữ đoàn đã triển khai, nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung mặt bằng quy hoạch, cải tạo vườn, xây dựng thêm khuôn viên bồn hoa, thảm cỏ, trồng cây xanh phù hợp với từng vị trí, diện tích, sưu tầm các loại cây cảnh mang tính thẩm mỹ cao. Huy động 27.103 ngày công của bộ đội để tổ chức vệ sinh doanh trại, thu gom, xử lý rác thải theo quy định, chú trọng vệ sinh khu chăn nuôi, khu chế biến giết mổ tập trung, nhà ăn, nhà bếp; bố trí thùng thu gom, vị trí tập trung, phân loại cụ thể. Đối với rác thải hữu cơ (cành, lá cây; sản phẩm thải ra từ tăng gia sản xuất, nhà ăn, nhà bếp…) tổ chức ngâm ủ làm phân bón, thức ăn cho vật nuôi…; đối với rác thải vô cơ (gạch, đá, các sản phẩm từ nhựa…) ngoài việc tái chế sử dụng, định kỳ hàng tháng đơn vị hiệp đồng với Công ty vệ sinh môi trường thu gom về bãi rác Nam Sơn (Thành phố Hà Nội) để xử lý. Để nâng cao khả năng xử lý rác thải, Lữ đoàn đã có sáng kiến “lò đốt rác” mang lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ môi trường.

Trong công tác tăng gia sản xuất, Lữ đoàn tiến hành chuyển dịch theo hướng tập trung. Phát triển mô hình “5 cơ bản” (vườn, ao, chuồng, giàn và trạm chế biến) và xây dựng nhiều mô hình mới, tận dụng triệt để diện tích hiện có, kiên cố hệ thống giàn; quy hoạch, xây dựng vườn cây ăn quả tập trung, trồng mới hàng trăm cây ăn quả phân tán, xen kẽ trong doanh trại, không để đất trống. Vườn thuốc nam ở các đơn vị được bố trí đủ diện tích, khuôn viên rõ ràng, có cơ cấu số loại cây thuốc hợp lý, phong phú, đúng quy định. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch cách ly riêng biệt, xây dựng rãnh thoát khép kín, bể Bioga thu chất thải không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt, tạo môi trường xanh tươi, sạch, đẹp.

VIỆT CƯỜNG