Tình huống được Trung đội trưởng Khánh đưa ra là lệnh cho đơn vị lội từ bờ ao bên này sang bờ ao bên kia xử trí tình huống chiến thuật. Cuộc báo động diễn ra theo đúng ý định, bảo đảm an toàn.

Sau khi chỉ huy bộ đội về doanh trại, Khánh an tâm lên giường ngủ tiếp. Tuy nhiên, ngay đầu giờ sáng hôm sau, Trung đội trưởng Khánh được Đại đội trưởng Toản gọi lên phòng riêng để nhắc nhở: “Thời gian qua, trung đội của cậu tham gia huấn luyện tốt, anh em chấp hành nghiêm các quy định, nội quy của đơn vị, song tác phong của một số chiến sĩ vẫn còn chậm hơn các trung đội khác, điều đó ảnh hưởng đến nền nếp sinh hoạt và hoạt động chung của đơn vị. Việc cậu tổ chức báo động đêm qua có báo chỉ huy. Tuy nhiên sáng qua đơn vị đi huấn luyện về gặp trời mưa, quần áo của bộ đội phần lớn bị ướt; ngay trong đêm, cậu lại đưa ra tình huống báo động cho bộ đội lội qua ao như vậy là chưa phù hợp, làm quần áo của bộ đội tiếp tục bị ướt, không những ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội, mà còn ảnh hưởng đến học tập, huấn luyện của đơn vị…”.

Nghe đến đây, Khánh mới vỡ lẽ do đưa ra tình huống báo động chưa hợp lý, dẫn đến chiến sĩ phải sử dụng hết quần áo dã ngoại được cấp phát và đều bị ướt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tác phong huấn luyện của bộ đội.

Sau lần chỉ huy đơn vị báo động đêm và được đại đội trưởng góp ý, Trung đội trưởng Khánh suy nghĩ rất nhiều và kịp thời rút ra bài học cho bản thân. Giờ đây, khi đã trở thành cán bộ tiểu đoàn, nhưng câu chuyện của đêm báo động gần 10 năm trước Khánh vẫn còn nhớ, là kinh nghiệm quý trong quản lý, huấn luyện bộ đội và chỉ huy đơn vị.

CAO MẠNH TƯỜNG