Nam vui cười, chia sẻ: Vì đơn vị áp dụng phương thức KPI (viết tắt của Key Performance Indicator, là chỉ số đo lường hiệu suất công việc, được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, tập thể) trong chấm điểm thi đua nên công tác khen thưởng rất dân chủ, minh bạch, công khai.

Việc giao chỉ tiêu KPI cho các cá nhân theo chức danh luôn luôn là một điều kiện tiên quyết cần phải đáp ứng đúng, đủ khi triển khai hệ thống KPI. Ảnh: tapchitaichinh.vn

Cũng theo Nam, từ khi áp dụng KPI, trước mỗi yêu cầu nhiệm vụ, chi bộ sinh hoạt và đề ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể hóa vào từng chức trách, nhiệm vụ của cá nhân, định lượng hóa theo tiến độ, yêu cầu, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Dựa trên đó, hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, cấp ủy, chỉ huy theo dõi tiến độ công việc thực hiện để chấm điểm thi đua và công bố kết quả thi đua của từng cá nhân trong các buổi sinh hoạt tập thể. Trên cơ sở cộng điểm thi đua ngày, đơn vị đánh giá kết quả thi đua theo tuần. Kết quả của từng tuần là cơ sở thành tích thi đua của tháng. Và kết quả thi đua trong năm sẽ là tổng kết quả thi đua hằng tháng cộng lại. Còn trong phong trào thi đua đột kích thì kết quả thi đua sẽ là tổng thành tích thi đua của các cá nhân trong đợt thi đua.

Cũng theo bạn tôi, nhờ đổi mới công tác khen thưởng theo hướng áp dụng KPI, ở đơn vị bạn đã chấm dứt tình trạng “công thì nhận, có khuyết điểm thì đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm”; là nguồn cổ vũ tinh thần cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thêm quyết tâm, phấn đấu vượt khó nâng cao chất lượng công việc của cá nhân, tập thể. Nhờ vậy, các phong trào thi đua khi được phát động đều nhận được sự đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ và ngày càng trở nên thiết thực, hiệu quả, góp phần giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

VIỆT THÙY

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.