ảnh minh họa, nguồn: aviationartgallery

Ngay từ những trận không chiến đầu tiên, các máy bay chiến đấu đã luôn phải tìm các trốn thoát khỏi tầm truy sát của đối phương, mặt khác còn phải tìm cách đưa đối phương vào tầm ngắm của mình trong nhưng trận chiến quần lộn. Lúc này kĩ năng bay và kinh nghiệm chiến đấu của phi công đóng vai trò hết sức quyết định.

Hơn một trăm năm qua đi, máy bay chiến đấu liên tục được cải tiến. Chúng bay nhanh hơn, xa hơn và cùng sự phát triển chúng là sự xuất hiện của các loại vũ khí mới đã làm thay đổi dần dần bộ mặt của các trận không chiến.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi mà công nghệ hàng không bắt đầu có những bước biến chuyển mạnh mẽ, các thế hệ máy bay chiến đấu mới liên tục ra đời, cái sau kế thừa và phát triển hơn đời trước.

Nghệ thuật không chiến cũng thay đổi theo các tiến bộ của các thế hệ máy bay chiến đâu. Chúng ta có thể nhìn chúng một cách tổng quát theo các mốc thời gian dưới đây.

Máy bay phản lực thế hệ thứ nhất (1944-1953)

Sự xuất hiện của máy bay phản lực Me-262 của Đức quốc xã những năm cuối chiến tranh thế giới đã đánh dấu sự tụt hậu của các máy bay trang bị động cơ đốt trong. Tuy vẫn sử dụng súng máy và tham gia các cuộc chiến quần vòng, nhưng với ưu thế vượt trội về tốc độ nó rất khó bị bắn hạ.

Máy bay Me-262 trong chiến tranh thế giới thứ 2, nguồn: Wikimedia

Máy bay phản lực ngày thế hệ đầu tiên đã có trang bị radar nhưng chỉ trong các điệp vụ đặc biệt, bay đêm. Những rào cản về kích thước cũng như kĩ thuật đã ngăn cản khả năng trang bị radar diện rộng cho các máy bay chiến đấu trong thời gian này.

Tuy vậy, kết cấu máy bay phản lực thời kì này vẫn là của các máy bay piston thế hệ cũ đã làm hạn chế rất nhiều khả năng thao diễn của máy bay ở tốc độ cao, yếu tố quan trong trong không chiến. Máy bay phản lực thế hệ này nhìn chung vẫn chưa thay đổi cơ bản các cuộc không chiến do các rào cản của kỹ thuật: máy bay chỉ bay được vài giờ là hỏng hóc, động cơ dễ chết khi máy bay vượt tường âm thanh, kết cấu khung vỏ vẫn chưa mang hình dạng khí động học tối ưu, chưa có thiết bị hỗ trợ bay cần thiết giúp phi công điều khiển máy bay dễ dàng.

Những cuộc không chiến điển hình trong thời gian này đó là cuộc chiến giữa máy bay Mig-15 của Liên Xô cũ và F-86 của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên đã khởi đầu cho cuộc chạy đua hiện đại hóa liên tục của các máy bay phản lực thế hệ sau này của hai cường quốc Liên Xô và Mỹ cũng như của cả thế giới.

Do yêu cầu của các cuộc chiến, Lực lượng không quân các nước đều duy trì lực lượng máy bay tiêm kích chuyên nghiệp với mục tiêu áp chế trên không, sự duy trì các lực lượng không quân chuyên biệt là rất tốn kém nhưng do yêu cầu của chiến trường cũng như các yếu kém về công nghệ nên nó sẽ vẫn được duy trì một thời gian dài sau đó.

Máy bay phản lực thế hệ thứ 2 (1953-1960)

Kết cấu cánh Delta, vật liệu kết cấu nhẹ chắc chắn, hình dạng khí động học, động cơ phản lực mạnh mẽ đã cho phép các máy bay phản lực trong thời gian này dễ dàng bay vượt tường âm thanh, thao tác các kiểu bay phức tạp ở tốc độ cao.

Tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder, nguồn: sci.fi

Đặc biệt, sự xuất hiện của các tên lửa không đối không đã thay đổi bộ mặt của các cuộc không chiến. Các tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder của Mỹ, AA-2 Atoll của Liên Xô (được phát triển theo mẫu AIM-9) đã giãn khoảng cách công kích của máy bay, khi các máy bay không cần tiếp cận mục tiêu ở tầm đại bác vẫn có thể công kích đối phương.

Nhưng các tên lửa không đối không trong thời gian này vẫn còn rất nhiều hạn chế như: tên lửa tầm nhiệt kém nhậy dễ bị đánh lừa bởi các yếu tố ngoại cảnh và chỉ bắn được khi quan sát được động cơ máy bay của đối phương. Vào thời kì này, các tên lửa dẫn đường bằng radar cũng đã xuất hiện điển hình là tên lửa AIM-7 Sparow.

Radar đã có những phát triển vượt bậc, nó được thu gọn kích thước cũng như hoàn thiện khả năng thu phát. Radar dần được trang bị đại trà trên các máy bay tiêm kích như: radar trên Mig-21 Fishbes có tầm quét 10 km ở bán cầu trước. Nhờ trang bị radar phi công có thể phát hiện và tấn công mục tiêu trước khi vào tầm súng. Tuy vậy, chúng vẫn còn còn nhiều hạn chế như tầm quan trắc ngắn, khả năng dẫn đường được cho các tên lửa không đối không và xử thông tin của radar còn kém.

Sự kết hợp giữa các máy bay tiêm kích và máy bay ném bom đã tạo ra các mẫu máy bay lưỡng dụng (đa chức nhiệm) đã bắt đầu xuất hiện. Đi đầu trong lĩnh vục này là Mỹ với các thế hệ máy bay F-xx. Các máy bay lưỡng dụng trong thời gian này phải kể đến Su-7 của Liên Xô và F-105 Thunderchief của Mỹ.

Các cường quốc lớn trên thế giới đều phát triển các thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng mang vũ khí nguyên tử. Để đảm bảo khả năng phòng thủ, các nước đã nghiên cứu chế tạo ra các thế hệ máy bay tiêm kích chuyên nghiệp tầm xa với mục tiêu chặn đứng các máy bay ném bom trước khi chúng có thể đe dọa

Máy bay tiêm kích Mig-21 Fishbes, nguồn: Wikimedia

tới các mục tiêu chiến thuật, chiến lược. Các máy bay tiêm kích yêu cấu phải là các chiến đấu cơ có tốc độ cao, nhỏ gọn và tầm bay xa. Các mẫu máy bay tiêm kích điển hình đó là máy bay Mig-21 của Liên Xô và máy bay F-104 của Mỹ.

Máy bay phản lực thế hệ thứ 3 (1960-1970)

Thời kì này các yếu tố kĩ thuật trên máy bay đã có nhiều mặt được hoàn thiện, giúp cho máy bay có sự nhảy vọt về khả năng chiến đấu cũng như định hình các xu hướng phát triển sau này.

Liên Xô với chiến thuật phòng thủ vẫn tiếp tục xây dựng bộ khung là các máy bay tiêm kích với khả năng bay tốc độ cao, radar mạnh và mang các tên lửa tầm xa, điển hình là máy bay Mig-25 với biệt danh “quầy bar di động”, đã từng là nỗi e sợ đối với phương Tây và Mỹ.

Các tên lửa không đối không nhỏ gọn, radar tích hợp trên máy bay đã đủ mạnh đã làm yếu tố linh hoạt trong không chiến không còn quá quan trọng như trước đây nên Mỹ tiếp tục hoàn thiện các máy bay lưỡng dụng mà điển hình là mẫu máy bay F-4 Phantom II được sử dụng trong cả ba lực lượng quân đội Mỹ. Máy bay F-4 có trần bay cao, tốc độ lớn, khả năng mang được nhiều lại vũ khí cả đối không và đối đất.

Máy bay F-4 Phantom II trong chiến tranh Việt Nam, nguồn: military.cz

Ưu thế của các máy bay F-4 đã được công nhận rộng rãi, ngoài khả mang các tên lửa tầm nhiệt AIM-9, F-4 còn có thể sử dụng các tên lửa dẫn đường bằng radar mới bắt đầu được phát triển đó là mẫu tên lửa AIM-7 Sparow. Với khả năng của mình F-4 đã là đối thủ quá mạnh trước lực lượng Không quân Việt Nam. Khi đó vẫn đang sử dụng các máy bay thế hệ cũ Mig-17 không chiến chủ yếu bằng súng đại bác.

Các chiến thuật sử dụng trong không chiến liên tục được hoàn thiện do yêu cầu của không chiến. Điển hình là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam, khi không quân Mỹ sở hữu các máy bay tốt hơn, vượt trội về số lượng nhưng đã không thắng nổi lực lượng không quân của một nước yếu hơn rất nhiều là Việt Nam. Với cách đánh “lấy đoản binh đánh trường trận”, bí mật và bất ngờ Không quân Việt Nam đã sử dụng ưu thế vượt ngược nhanh của các bay Mig-21 tạo ưu thế tấn công các máy bay F-4 hiện đại nên đã dành nhưng thằng lợi quan trọng. Trong thời gian này, Không quân Israel cũng dành thắng lợi trước không quân khối Ả rập mạnh hơn họ nhiều lần. Trong không chiến ưu thế kĩ thuật không phải là tất cả mà còn là trình độ phi công và công tác chỉ huy bay và dẫn đường.

Lực lượng không quân các nước đã có bước chuyển biến, khi nhận ra khả năng xảy ra các cuộc chiến tổng lực như chiến tranh thế giới sẽ không xảy ra, mà là các cuộc chiến tranh khu vực, hạn chế. Bởi vậy việc duy trì hệ thống các máy bay không kích chuyên nghiệp trở nên lỗi thời và tốn kém. Thay vào đó là các máy bay đa năng có thể đàm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.

Không chiến trong giai đoạn này đã tiến sang một bước mới nhưng vẫn chủ yếu là không chiến trong tầm nhìn, khi tầm công kích chưa vượt được ngưỡng 100 km. Khi công kích mục tiêu, máy bay phải phóng nhiều tên lửa nhưng xác xuất tiêu diệt vẫn không cao. Khi không chiến các máy bay vẫn phải tiếp cận thật gần mục tiêu thĩ xác xuất tiêu diệt mục tiêu mới được đảm bảo.

Các cuộc không chiến diễn ra chủ yếu khi các máy bay mặt đối mặt, bám đuổi nhau rất sát như trong chiến tranh Việt Nam, vai trò của súng đại bác trong các cuộc không chiến tiếp tục được khẳng định là không thể thiếu. Máy bay F-4 lúc đầu tham chiến tại chiến trường Việt Nam không trang bị súng đại bác, nhưng do sự yêu cầu của chiến trường nó đã được trang bị thêm súng đại bác 20mm.

Tuấn Sơn (tổng hợp)