Đối với Bộ tổng tham mưu quân Ngụy Sài Gòn, giữa tháng 3 năm 1975, khi Tổng thống Thiệu biết không giữ được cao nguyên, buộc phải “triệt thoái” quân đoàn II về duyên hải, thì việc chốt phòng ngự, ngăn “cộng quân”…phải nghĩ đến 3 con đèo. Đó là đèo An Khê ( Bình Định), ngăn đối phương theo đường 19 xuống Bình Định ; đèo TuNa ( Phú Bổn) ngăn xuống Tuy Hoà và đèo Phượng Hoàng (Mađrăk), ngăn xuống Ninh Hoà , Nha Trang, thuộc trung phần.

Nhưng đèo An Khê bị sư đoàn Sao Vàng cắt, sau những trận đánh ác liệt của trung đoàn 19 sư 968, trung đoàn 95A tiến dọc đường 1 hợp lực với sư đoàn 3 ngày 28, 29-3, Bình Định bị bỏ ngỏ. Đèo Tu Na không còn là chiến luỹ, khi sư đoàn 320 truy kích quân đoàn II chạy dài từ Cheo Reo đến Củng Sơn. Bên kia cầu sông Ba, bộ đội Phú yên còn đón đánh quân nguỵ bại hoại! Chỉ còn đèo Phượng Hoàng ?

Tháng 3 – 1975 lữ dù 3 thuộc sư đoàn dù của tướng Lê Quang Lưỡng đổ bộ xuống đèo Ma-đrắc, nhằm chặn quân giải phóng tiến về Ninh Hòa. Tại đây, theo chiến thuật của tướng Lưỡng, quân dù triển khai các “đại đội đa năng”, độc lập tác chiến, phát huy tính linh hoạt của cấp phân đội, nhằm biến khu vực Mađrăk thành tấm cản thép.

Bài học về trận đánh ở đông đèo Phượng Hoàng cho thấy, cần có lực lượng pháo binh mạnh, cơ động nhanh. Cần có lực lượng hai phía từ trên đèo và dưới đèo, phối hợp đánh truy kích địch. Khi địch lợi dụng các yên ngựa, khe núi đặt các pháo đội phân tán, nhưng bắn tập trung chặn đội hình ta, cần tổ chức các mũi đánh địch bên sườn, ngang độ cao để khống chế pháo địch, cắt pháo binh với bộ binh. Khi tiến công, rất cần có lực lượng phòng không cắt không quân với bộ binh.

Đối thủ của lữ dù 3 là sư đoàn 10, vừa thắng lớn ở Đức Lập, Núi Lửa, sân bay Hoà Bình, căn cứ 53 tại Buôn Mê Thuột.Sau một ngày giao chiến với sư đoàn 10 của ta, lữ dù bị tổn thất nặng. Một phần ba trọng pháo, thiết giáp cùng hai tiểu đoàn bị ta loại khỏi vòng chiến.

Đêm 30-3-1975, do không ứng chiến nổi, toàn bộ lực lượng quân dù (khoảng một tiểu đoàn) còn lại rút chạy về phía đông đèo Phượng Hoàng.Trung đoàn 24 của sư đoàn 10 trong đêm tối mịt mùng đã nhận lệnh đánh chặn tàn quân lữ dù. Tiểu đoàn 5 đã động viên bộ đội truy kích địch, dưới làn đạn pháo. Tới 5 giờ sáng các chiến sĩ đã vận động tới phía đông đèo.

Để giúp quân dù tháo chạy, các trận địa pháo địch ở Dục Mỹ, Lam Sơn bắn mạnh vào trận địa trung đoàn 24. Máy bay A37 ném bom bi, bom cháy xuống trận địa ta, hòng đẩy ta ra khỏi các vị trí. Lại có thêm một tiểu đoàn biệt động quân và một chi đội xe bọc thép nống từ căn cứ Lam Sơn lên giành giật trận địa. Lúc này tàn quân của tiểu đoàn dù cũng cố sức đánh ép từ trên đỉnh đèo xuống. Địch tăng cường hỏa lực, máy bay ngoài dự kiến, khiến tình thế nguy ngập cho trung đoàn 24.

Sư đoàn 10, lập tức lệnh cho trung đoàn 28 sử dụng bộ binh, xe tăng, xe bọc thép xuất kích, áp sát bọn quân dù ngụy. Địch chốt ở buôn Ea Thi đánh trả. Lợi thế của địch có máy bay A37 ném bom chi viện, ta tổn thất, phải dừng lại. Sau khi nắm lại tình hình, đánh giá địch, ta điều 4 xe K63 lên tăng cường. Pháo cao xạ cũng có mặt “khóa” vùng trời, xua bọn A37 ra xa. Ta chủ trương diệt pháo, làm bộ binh địch mất chỗ dựa, có trận đấu pháo mấy giờ liền, pháo binh ta không kịp đào công sự, đặt ngay tại đường nhựa bắn vào các cụm pháo của địch, khiến pháo địch câm họng. Tới 12 giờ, các hướng đồng loạt tiến lên đỉnh đèo, sau 30 phút diệt một phần quân dù đã bỏ chạy. Ta chiếm địa bàn quan trọng.

Trung đoàn 24 tới lúc này được lệnh đánh thẳng vào đầu não tiểu đoàn quân dù, chiếm trận địa pháo. Ta dùng hỏa lực đi kèm bắn mạnh áp chế địch. Bộ đội chia thành nhiều mũi đè bẹp quân dù ở các vị trí, làm chủ trận địa chân đèo phía đông. Đường về Dục Mỹ-Ninh Hòa được mở thông.

Bài học về trận đánh ở đông đèo Phượng Hoàng cho thấy, cần có lực lượng pháo binh mạnh, cơ động nhanh. Cần có lực lượng hai phía từ trên đèo và dưới đèo, phối hợp đánh truy kích địch. Khi địch lợi dụng các yên ngựa, khe núi đặt các pháo đội phân tán, nhưng bắn tập trung chặn đội hình ta, cần tổ chức các mũi đánh địch bên sườn, ngang độ cao để khống chế pháo địch, cắt pháo binh với bộ binh. Khi tiến công, rất cần có lực lượng phòng không cắt không quân với bộ binh.

Trong chiến thuật, ta tổ chức luồn sâu, đánh địch từng cụm, chia cắt các cụm với nhau, khiến cho chúng đông thành yếu, từng cụm bị động đối phó. Có thể nói ”đại đội đa năng” chiến thuật của tướng Lưỡng đã bị phá sản ở đông đèo Phượng Hoàng. Cũng phải nói đến sự hiệp đồng ăn khớp giữa xe tăng với bộ binh đánh địch trên đèo. Xe tăng đột kích, bộ binh tiến theo, hoả lực tăng tạo uy lực, thốc tới làm địch lúng túng. Quân dù mũ đỏ yêng hùng không chịu được lối đánh bị chia cắt, không chịu được lối đánh gom của sư đoàn 10…kết cục bại trận.

Mở thông đường 21, sư đoàn 10 tràn xuống duyên hải, cùng các lực lượng giải phóng Ninh Hoà, Nha Trang, khiến cho chiến thuật chặn ta xuống duyên hải của Tổng thống Thiệu bị phá sản.

Những con đèo không giữ được phòng tuyến!

Trần Danh Bảng