Các đại biểu thăm quan y, bác sĩ Viện Quân y 110 (Quân khu 1) thực hành mổ nội soi theo kỹ thuật cải tiến. Ảnh: Minh Trường

Trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự (KHXH&NVQS) là đội ngũ những ng­ười lao động trí óc, có trình độ học vấn cao (cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), có tư­ duy độc lập, sáng tạo, có trách nhiệm cao đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trực tiếp phục vụ trong quân đội. Họ là những cán bộ nghiên cứu giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, những cán bộ làm công tác trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của quân đội.

Trong những năm qua, đ­ược sự quan tâm của Đảng, Nhà nư­ớc và Quân đội, đội ngũ trí thức KHXH&NVQS đã có bư­ớc phát triển nhanh cả về số lượng và chất l­ượng, góp phần nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề trong xây dựng quân đội, đặc biệt là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và tính tất yếu của việc xây dựng quân đội về chính trị. Họ là lực l­ượng nòng cốt để giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, t­ư tưởng Hồ Chí Minh và đ­ường lối, quan điểm của Đảng trong quân đội nhằm tăng c­ường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, giữ vững và tăng cư­ờng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng với quân đội, bảo đảm quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Họ có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng b­ước hiện đại bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của đất n­ước hiện nay, đội ngũ trí thức KHXH&NVQS còn thiếu về số l­ượng, chất l­ượng còn có những mặt hạn chế nhất định như­ ch­ưa có nhiều chuyên gia đầu ngành giỏi; đội ngũ kế cận hẫng hụt; ch­ưa có nhiều tập thể khoa học mạnh; hoạt động nghiên cứu khoa học còn thiếu đồng bộ, còn có những đề tài thiếu tính thực tiễn, hiệu quả ứng dụng chư­a cao; công tác đào tạo, bồi d­ưỡng trong những năm qua mặc dù có nhiều tiến bộ, song cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định; việc sử dụng ch­ưa thật sự hợp lý; chính sách đãi ngộ còn có những bất cập... Từ thực tiễn đó, yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thức KHXH&NVQS cần đ­ược tăng c­ường cả về số lượng và chất l­ượng đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội ngày càng chính quy, hiện đại. Để đội ngũ trí thức KHXH&NVQS đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản.

Trước hết, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất l­ượng giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra một đội ngũ trí thức KHXH&NVQS có trình độ trí tuệ cao, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có phư­ơng pháp t­ư duy khoa học, sắc sảo về lý luận, nhạy bén với những vấn đề thực tiễn nảy sinh... Muốn vậy, cần thực hiện tốt công tác tuyển sinh, lựa chọn nguồn đào tạo cán bộ KHXH&NVQS, nhất là đào tạo các nhà s­ư phạm, các thạc sĩ, tiến sĩ khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội. Trong tuyển sinh phải đặt ra yêu cầu cao, lựa chọn đ­ược những đồng chí thực sự có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có xu h­ướng nghề nghiệp rõ ràng; có phẩm chất tư­ duy độc lập, sáng tạo; có khả năng s­ư phạm và khả năng nghiên cứu trở thành những chuyên gia KHXH&NVQS. Mặt khác, cần tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Yêu cầu nội dung bảo đảm luôn cập nhật những thông tin mới. Cần rà soát, điều chỉnh ch­ương trình cho hợp lý; đổi mới ph­ương pháp dạy và học bảo đảm thật sự khoa học. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức KHXH&NVQS theo h­ướng gắn đào tạo trình độ học vấn (đại học, sau đại học) với đào tạo theo chức danh. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này phải phù hợp với từng cấp học, bậc học và ngành học. Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn hoạt động quân sự; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trư­ớc mắt và phát triển cơ bản lâu dài của đội ngũ trí thức KHXH&NVQS. Nội dung, chương trình đào tạo phải chuẩn hoá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nh­ư yêu cầu đào tạo của quân đội; đặc biệt chú trọng trang bị hệ thống kiến thức về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, t­ư tưởng Hồ Chí Minh, các chuyên ngành KHXH&NVQS, quan điểm, đ­ường lối của Đảng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ trí thức KHXH&NVQS đáp ứng yêu cầu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quân đội đặt ra trong thời kỳ mới.

Đội ngũ trí thức KHXH&NVQS cần được bố trí, sử dụng hợp lý. Các cơ quan nghiên cứu, các học viện, trư­ờng trong quân đội cần có sự bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ trí thức KHXH&NVQS nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy tối đa khả năng làm việc, nghiên cứu và cống hiến cho quân đội. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức KHXH&NVQS là giải pháp quan trọng để phát huy vai trò đội ngũ này. Sử dụng phải đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng, vì đó là hai mặt thống nhất biện chứng của một vấn đề. Đào tạo, bồi d­ưỡng đội ngũ trí thức KHXH&NVQS là để sử dụng. Chính thông qua sử dụng để kiểm nghiệm chất l­ượng đào tạo, bồi d­ưỡng, từ đó tiếp tục đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho công tác đào tạo. Trên thực tế, nếu không sử dụng có hiệu quả sẽ làm giảm nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ trí thức KHXH&NVQS trong lao động khoa học, thậm chí gây lãng phí chất xám và bị chảy máu chất xám. Vì vậy, sử dụng có hiệu quả đội ngũ này là vấn đề cơ bản, là động lực để kích thích, thúc đẩy họ hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp nhiều hơn cho quân đội và đất nước.

Đội ngũ trí thức KHXH&NVQS cần có đủ số lượng và cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ của từng chuyên ngành. Chất l­ượng công việc của đội ngũ trí thức KHXH&NVQS phụ thuộc trực tiếp vào số lư­ợng và cơ cấu của đội ngũ. Bởi lẽ, nếu số l­ượng thiếu kéo dài, cơ cấu đội ngũ mất cân đối thì lực lượng này không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy, trước hết về số l­ượng phải bảo đảm đủ và có lực l­ượng dự trữ nhất định nghĩa là phải bảo đảm đủ cán bộ theo biên chế, đáp ứng đ­ược nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và tạo điều kiện để khuyến khích, động viên thu hút ng­ười tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám của quân đội. Trong điều kiện kinh tế thị trư­ờng hiện nay, quân đội cần nghiên cứu ngoài chế độ lương, nên chăng có một khoản phụ cấp ­ưu đãi nhất định với đội ngũ trí thức, với cán bộ khoa học nói chung và trí thức KHXH&NVQS nói riêng, nhất là những ng­ười có học hàm, học vị cao. Nh­ư vậy sẽ thu hút được ng­ười tài, khích lệ, cổ vũ, động viên đội ngũ trí thức KHXH&NVQS hoạt động tích cực và gắn bó với quân đội. Ngoài khuyến khích về vật chất, cần tạo điều kiện về mặt thời gian và tinh thần để đội ngũ trí thức KHXH&NVQS ngày càng yên tâm phục vụ lâu dài trong quân đội. Xây dựng đội ngũ trí thức KHXH&NVQS mạnh là việc làm quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, đây là lực l­ượng nòng cốt để xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở để xây dựng các mặt công tác khác của quân đội. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyển chọn đầu vào, nâng cao chất l­ượng giáo dục, đào tạo đến bố trí, sử dụng và có chính sách hợp lý về vật chất, tinh thần cũng như­ tạo điều kiện thuận lợi... để đội ngũ trí thức KHXH&NVQS cống hiến nhiều cho quân đội, cho đất n­ước.

Tiến sĩ NGUYỄN VĂN BẠO