Báo cáo kết quả nghiên cứu công trình tại hội thảo, Thượng tá Trần Hữu Dũng, Phó trưởng ban Thanh niên Quân đội, Trưởng ban Biên soạn công trình cho biết, bản thảo công trình được kết cấu gồm có: Lời nói đầu, Chương mở đầu, 4 chương nội dung và kết luận; các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Mỗi chương có 2 mục, gắn chặt với từng giai đoạn lịch sử của công tác thanh niên trong quân đội.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự hội thảo.
leftcenterrightdel
 Quang cảnh hội thảo.

Đã có hơn 100 lượt ý kiến từ các cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị, Trung ương Đoàn, 60 đầu mối đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các nhân chứng lịch sử, các cán bộ chuyên gia nghiên cứu; lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ đã công tác ở Ban Thanh niên Quân đội và cán bộ đảm nhiệm công tác thanh niên qua các thời kỳ.

100% ý kiến đánh giá cao chủ trương của Ban Thanh niên Quân đội và nỗ lực cố gắng của Ban Biên soạn trong việc hoàn thành bản thảo công trình. Các ý kiến nhất trí cao với nội dung của bản dự thảo, đồng thời đóng góp nhiều nội dung quan trọng; đồng thời khẳng định đây là công trình khoa học lịch sử, thể hiện rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tiến hành toàn diện các mặt hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên. Việc nghiên cứu biên soạn công trình lịch sử công tác thanh niên quân đội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với công tác thanh niên trong quân đội.

leftcenterrightdel
Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. 

Tại hội thảo, các ý kiến khẳng định, công trình được trình bày công phu, có hệ thống, toàn diện, khách quan toàn bộ quá trình ra đời, xây dựng, công tác và trưởng thành của công tác thanh niên quân đội qua các giai đoạn lịch sử, có giá trị thực tiễn to lớn. Đây thực sự là những nội dung có giá trị lý luận, thực tiễn, góp phần giáo dục truyền thống công tác thanh niên và phong trào thanh niên trong quân đội, truyền thụ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, chỉ huy trong công tác thanh niên, chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới. Đồng thời công trình góp phần giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên trong quân đội đối với đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên có căn cứ và hệ thống.

Các đại biểu làm rõ thêm ý nghĩa của công trình; phạm vi và phương pháp nghiên cứu, biên soạn; bổ sung thêm các tư liệu, sử liệu và làm rõ những vấn đề cơ bản về thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của thanh niên quân đội và Ban Thanh niên Quân đội; kết quả tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác đoàn và phong trào thanh niên qua các giai đoạn lịch sử; chỉ rõ những thành công, thành tích nổi bật, bài học kinh nghiệm và phương hướng vận dụng trong giai đoạn hiện nay… Đa số các ý kiến hoan nghênh việc lần đầu tiên tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử Công tác thanh niên Quân đội (1952-2022)”, đồng thời nhất trí cao với các nội dung của bản dự thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thượng tá Trần Viết Năng, Trưởng ban Thanh niên Quân đội bày tỏ trân trọng và cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu và các đơn vị, cơ quan chức năng. Đồng chí Trưởng ban Thanh niên Quân đội đề nghị Ban Biên soạn tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp, tiếp tục sưu tầm tư liệu, thẩm định kỹ càng và báo cáo thủ trưởng Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định để bổ sung, chỉnh sửa.

Tin, ảnh: HỒNG THẠNH