Ngày 22-3-1954, bộ đội ta tiếp tục đào giao thông hào, hai đường trục hào chính từ phía Bắc tiến xuống đã ôm lấy phân khu Trung tâm ở mặt Đông và Tây; đồng thời cô lập phân khu này với cụm cứ điểm Hồng Cúm (Isabelle) của địch ở phía Nam.
- Trục thứ nhất do Đại đoàn 312 đảm nhiệm đã tiến từ đồi Độc Lập sẽ nối liền với trục giao thông hào của Đại đoàn 308; một nhánh của trục giao thông hào vượt qua sông Nậm Rốm tiến về phía Dominique 4 (Dominique - cụm cứ điểm đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rốm) và đường băng sân bay.
 |
Phá gỡ hàng rào thép gai. Ảnh Tư liệu
|
 |
Bộ đội ta đào hào trên chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
|
- Trục thứ hai tạo thành một đường cánh cung rộng trên những cánh đồng phía Tây rồi ngoặt xuống phía nam tới khu Trung tâm và cụm cứ điểm Hồng Cúm, tỏa ra nhiều hướng hình thành mạng lưới bao vây địch ở Điện Biên Phủ.
- Trong khi bộ đội đào giao thông hào, địch cho máy bay ném bom, bắn phá, sử dụng các đội tuần tiễu bắn vào bộ đội ta, mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và cả máu của các chiến sĩ Điện Biên.
- 7 giờ 30 phút sáng 22-3-1954, đội tuần tiễu của địch phát hiện thấy một nhánh đường hào ngăn cản đường tiến quân của Pháp từ cụm cứ điểm Hồng Cúm tới bản Kho Lai. Chúng cho Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương có xe tăng yểm trợ tiến ra lấp hào.
- Ở phía Bắc, địch sử dụng một tiểu đoàn có xe tăng yểm trợ, huy động tiến ra chặn ta. Cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông hào diễn ra đến 16 giờ chiều mới kết thúc. Ban đêm địch rút, bộ đội ta tiếp tục đào hào giao thông.
- Phía địch: Tại hầm Chỉ huy của Đờ Cát-xtơ-ri (De Catries) ở Điện Biên Phủ và Sở Chỉ huy của Cô-nhi (Cogny) ở Hà Nội, các chuyên viên và trợ lý sắp xếp lại các bức ảnh chụp hằng ngày của các máy bay trinh sát, cho phép theo dõi những tiến triển của các hệ thống hào giao thông của ta đang bắt đầu thắt thòng lọng quanh Điện Biên Phủ.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.
Cứu chữa thương binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi lúc đó đất nước ra còn nghèo, thuốc men, dụng cụ y thuật vô cùng thiếu thốn, trình độ y bác sỹ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bằng lương tâm và trách nhiệm với đồng đội, y bác sỹ chúng tôi đã làm hết sức mình để cứu chữa thương binh. Đó là lời tâm sự của ông Vũ Ngọc Bích người Hải Phòng là quân y sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 21-3, đoàn công tác Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do đồng chí Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm cho Hội nghị tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024) tại Trung đoàn 82, Sư đoàn 355, Quân khu 2.
Sáng 21-3, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của Báo Nhân Dân.