5:48, từ Kourou (Nam Mỹ), vệ tinh đầu tiên của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Chỉ 20 phút sau, vệ tinh VINASAT-1 đã gửi tín hiệu đầu tiên về trái đất.

Vệ tinh VINASAT-1 được phóng lên quỹ đạo. Ảnh: Jean-Thomas Léveillé (Đài phát thanh Radio Canada).

5:56 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu nhân sự kiện này.

5:37 đúng 20 phút sau khi tên lửa Ariane 5 mang theo vệ tinh VINASAT-1 bay lên không trung, từ Mỹ, đại diện Locheed Martin tại Mỹ điện thoại cho tổ phóng vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam tại Kourou thông báo: Vệ tinh VINASAT-1 đã gửi tín hiệu đầu tiên về trái đất.

Ông Hoàng Minh Thống - Giám đốc Ban quản lý dự án VINASAT đang có mặt tại phòng điều khiển Jupitor cho biết, đó là tín hiệu báo phóng vệ tinh đã thành công.

Một điều thú vị nữa là ngay sau thời điểm phóng vệ tinh khoảng 20 phút, trời bắt đầu đổ mưa rào, xua tan cái nóng bức. Thời tiết trở nên mát mẻ và có phần hơi lạnh.

5:23 vệ tinh đầu tiên của Việt Nam đang trên hành trình bay lên quỹ đạo.

5:21 tất cả mọi người theo dõi, trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp dẫn đầu, hướng lên bầu trời nhất loạt vỗ tay vui mừng.

5:19 Quầng sáng khuất vào trong mây mù nhưngmọi ngườivẫn có thể nghe thấy những tiếng nổ ầm ầm từ trên bầu trời vọng xuống.

5:17 Từ sân thượng tòa nhà điều khiển Jupitor,phóng viên Tiền phong nghe thấy tiếng đếm ngược đồng thanh và rất rành rọt bằng tiếng Pháp: năm - bốn - ba - hai - một.

Một quầng sáng thình lình xuất hiện ở phía tên lửa Ariane 5 kèm theo một tiếng nổ rất lớn. Quầng sáng ấy từ từ bay lên với những tiếng nổ ầm ầm.

Nó bay thẳng đứng một đoạn rồi bay nghiêng về phía Đông, ngang quatòa nhà điều khiển Jupitor. Nhữngtiếng nổ ầm ầm từ trên bầu trời vẫn vọng xuống.

Đúng 5:17 vệ tinh VINASAT-1 đã được phóng lên. Bộ phận kỹ thuật thông báo, mọi thông số kỹ thuật đều tốt. VINASAT-1 đang bay lên quỹ đạo.

Chỉ còn 2 phút nữa vệ tinh VINASAT-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo.

5:01 đồng hồ đếm ngược thông báo chỉ còn 16 phút nữa là đến thời điểm phóng vệ tinh VINASAT-1 lên quỹ đạo.

4:55 Các phóng viên ngồi trong phòng dành riêng cho truyền hình và không được dùng máy tính cá nhân, bắt buộc phải dùng tín hiệu của Trung tâm điều khiển Jupitor, thuộc hãng Arianespace.

Từ tầng thượng của tòa nhà điều khiển Jupitor, phóng viên Jean Lesveillé của Đài phát thanh Radio Canada cho biết: anh đến Kourou làm việc khác nhưng khi biết về vụ phóng vệ tinh VINASAT-1, anh đã quyết địnhở lại Kourou để đưa tin.

Jean Lesveillé biết rằng đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam, rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.

Ngước nhìn đường bay tuyệt vời của VINASAT-1.Ảnh: Hải Hà.

4:50 Tại Kourou, French Guyana (Nam Mỹ) bây giờ là 6:40 phút chiều 18/4. Trời bắt đầu tối và có nhiều mây hơn. Tuy vậy, từ tầng thượng phòng điều khiển, phóng viên Tiền phong vẫn nhìn thấy tên lửa mang vệ tinh Ariane 5 mang vệ tinh VINASAT.

4:30 Hiện rất nhiều đài truyền hình của các nước bắt đầu truyền hình trực tiếp.

4:00 Đồng hồ đếm ngược tại Kourou cho biết, chưa đầy 1 tiếng 20 phút nữa, vệ tinh VINASAT-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Các nhà báo Việt Nam đã đến trung tâm điều khiển tên lửa Jupitor. Trung tâm nàycách bệ phóng vệ tinh VINASAT-1 khoảng 10 km. Từ đây, các nhà báo có thể quan sát hình ảnh vệ tinh đầu tiên của Việt Nam được đưa lên quỹ đạo.

Từ màn hình đặt tại trung tâm điều khiển tên lửa, phóng viên Tiền phong chứng kiến công đoạn nạp nhiên liệu (được bảo quản ở -200oC). Việc nạp nhiên liệu chỉ kết thúc trước thời điểm phóng vệ tinh 7 giây.

Trên đường đến trung tâm điều khiển tên lửa Jupitor, phóng viên Tiền phong thấy nhiều xe quân sự án ngữ những ngả đường vào bệ phóng. Máy bay trực thăng cũng được huy động để bảo đảm an ninh. Các con đường dẫn vào bệ phóng đều được phong tỏa.

Khoảng 30 phút nữa, Đoàn đại biểu Việt Nam sẽcó mặt tạitrung tâm điều khiển Jupitor để chứng kiến thời khắc đưa vệ tinh VINASAT-1lên quỹ đạo.

3:45 Đến thời điểm này, thời tiết ở Kourou rất thuận lợi. Nắng đẹp. Gió lặng.

3:30 Kế hoạch phóng vệ tinh vẫn diễn ra theo đúng dự kiến vào lúc 7 giờ 17 phút chiều 18/4 (tức 5 giờ 17 phút sáng nay 19/4, giờ Hà Nội). Mọi công việc đã hoàn tất.

Ông Michel Burtolomey – Giám đốc Chương trình Arianespace tại Kourou - khẳng định với Tiền phong: “Không có bất kỳ trở ngại nào đối với lịch trình phóng vệ tinh VINASAT-1. Có 2 điều chúng tôi lo ngại nhất là gió và sét nhưng đến thời điểm này, không có bất kỳ sự cố nào dù là nhỏ nhất xảy ra”.

Nếu hôm qua mưa tầm tã thì hôm nay Kourou nắng rất đẹp. Nhiệt độ ngoài trời là 32oC, gió vừa phải. Tuy vậy, vẫn có một “khoảng thời gian cửa sổ” để thực hiện việc phóng vệ tinh.

“Khoảng thời gian cửa sổ” này là từ 7 giờ 17 phútđến 8 giờ 24 phút chiều 18/4 (có thay đổi 1 phút so với kế hoạch cáchđây 3 ngày là từ 7 giờ 16 phútđến 8 giờ 23 phút chiều 18/4).

Các chuyên gia phòng điều khiển Jupiter đang kiểm tra lại những thông số cuối cùng trước khi "khai hỏa". Ảnh: Hải Hà.

Trưa 18/4, Đoàn đại biểu Việt Nam sang Kourou chứng kiến sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-1 đã được phía Arianespace đưa đi tham quan trạm điều khiển Jupitor, nơi phát lệnh phóng vệ tinh và Trung tâm kiểm soát bệ phóng; thăm tên lửa Ariane 5 mang theo vệ tinh VINASAT-1.

Đồng hồ đếm ngược đặt tại Trung tâm điều khiển Jupitor đã bắt đầu hoạt động từ 12 tiếng trước khi khai hỏa tên lửa Ariane 5.

VINASAT-1 là tên thương mại. Vệ tinh này sẽ được một quả tên lửa đẩy đưa lên quỹ đạo. VINASAT-1 có khối lượng khô khoảng 1,2 tấn. Sau khi bơm nhiên liệu nó nặng khoảng 2 tấn.

Nhiên liệu được bơm vào sẽ giúp VINASAT-1 có thể hoạt động từ 15 - 20 năm. Về dung lượng, VINASAT-1 ở mức trung bình.

VINASAT-1 có tổng đầu tư hơn 200 triệu USD, đảm bảo những tiêu chuẩn công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Tham gia vào quỹ đạo địa tĩnh 132 độ Đông, cách trái đất gần 36.000 km, VINASAT-1 chính thức cắm mốc chủ quyền Việt Nam trên vũ trụ.

Chùm ảnh trước giờ phóng vệ tinh VINASAT-1

Bệ phóng tên lửa Ariane 4 vẫn đang được lưu lại để làm nơi tham quan.

Xe bọc thép quân đội tuần tiễu bảo vệ nghiêm ngặt sân bay vũ trụ Kourou.

Đoàn đại biểu Việt Nam nghe đại diện Trung tâm kiểm soát bệ phóng giới thiệu quy trình phóng vệ tinh.

QĐND0nline - Vệ tinh VINASAT-1 được Lockheed Martin sản xuất với công nghệ tiên tiến, cao 4m, nặng 2.600 kg, có dung lượng 20 bộ phát đáp trên băng tần C và Ku và có tuổi thọ đạt 15-20 năm. Vệ tinh VINASAT-1 đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, không gây nhiễu đến các hệ thống thông tin khác trong quá trình khai thác qua vệ tinh.
5h15 phút, ngay sau khi Giám đốc phụ trách bay của Arianespace bấm nút ra lệnh, tên lửa Ariane-5 được kích hoả, tạo thành một nguồn sáng rực rỡ mang theo quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Việt Nam vào quỹ đạo. Khi tên lửa được phóng lên, một tháp nước cao tới 90m và chứa 1.500m3 nước đặt ngay cạnh bệ phóng đã được bơm vào bệ phóng với tốc độ 30m3/giây nhằm làm giảm tiếng ồn và làm nguội đường thoát lửa của tên lửa. Bốn tháp chống sét cao sừng sững cũng được dựng ngay kế bên để bảo vệ tên lửa cùng vệ tinh tuyệt đối an toàn.
Sau khi rời bệ phóng, Ariane 5 sẽ tới quĩ đạo chuyển đổi ở độ cao 1.660 km và lúc này VINASAT 1 sẽ tách khỏi Ariane 5 (Star One C2 tách trước VINASAT 1 bảy phút). Sau khi tách khỏi tên lửa, VINASAT 1 tiếp tục hành trình đến quĩ đạo nhờ vào hệ thống phản lực mang theo mình. Khoảng 8 ngày sau VINASAT sẽ tới quĩ đạo 132 độ Đông, trên độ cao 35.768 km và phát tín hiệu về Trái Đất.
Sau 45 phút kể từ khi bắt đầu bay lên khỏi mặt đất, vệ tinh VINASAT-1 đã được Ariane-5 đưa lên quỹ đạo thành công.
Sau một tháng đo và kiểm tra hoạt động các hệ thống trên quỹ đạo, dự kiến tháng 6/2008, hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao VINASAT-1 cho VNPT để đưa vào khai thác.
Sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của ngành viễn thông nước ta trong thời đại hội nhập, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vũ trụ, là kết quả ghi nhận những nỗ lực trong suốt 10 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Dự án (1998). Với VINASAT-1, các cơ sở thông tin viễn thông của chúng ta sẽ không phải đi thuê vệ tinh của nước ngoài, góp phần tiết kiệm nguồn ngoại tệ khoảng 15 triệu USD/năm.
Có vệ tinh riêng của mình, Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, do giá cho thuê thương mại một kênh vệ tinh thường cao hơn giá thành từ 1,8 đến 3 lần tuỳ thuộc vào cung cầu và băng tần sử dụng. Hơn nữa, có vệ tinh riêng, Việt Nam sẽ có điều kiện tự chủ thuận lợi để nâng cao năng lực mạng lưới và chất lượng các dịch vụ Viễn thông - CNTT và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.
VINASAT-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng TTLL của quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ VT-CNTT, phát thanh, truyền hình của Việt Nam. Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, VINASAT-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó có thể vươn tới được; trong đó, đặc biệt VINASAT-1 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai... Sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản được VINASAT-1 cung cấp phục vụ khách hàng là cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp đến trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh, hoặc thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói như kênh thuê riêng; phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đường truyền ISP, kênh thuê riêng cho di động, điện thoại vùng sâu vùng xa...
Vệ tinh VINASAT 1 có tống giá trị gần 300 triệu USD, trong đó giá trị bảo hiểm là 170 triệu USD./.

Theo: TPO-Hải Hà
Tường thuật trực tuyến từ Kourou