Hãng chế tạo hàng không Sukhoi (Nga) quyết định sẽ tháo dỡ các máy bay Su-30K Không quân Ấn Độ trao trả nếu không tìm được khách hàng chấp nhận mua chúng. Theo nhật báo Kommersant đăng tải ngày 19-8, công ty Rosoboronexport hiện vẫn chưa tìm được khách hàng mua 6 máy bay còn lại trong tổng số 18 máy bay Su-30K phía Ấn Độ trao trả đang được s
QĐND Online - Hãng chế tạo hàng không Sukhoi (Nga) quyết định sẽ tháo dỡ các máy bay Su-30K Không quân Ấn Độ trao trả nếu không tìm được khách hàng chấp nhận mua chúng. Theo nhật báo Kommersant đăng tải ngày 19-8, công ty Rosoboronexport hiện vẫn chưa tìm được khách hàng mua 6 máy bay còn lại trong tổng số 18 máy bay Su-30K phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy số 558 tại Baranovich (Belarus).
Đầu năm 2014, Nga đã đồng ý bán 12 máy bay Su-30K cho Angola theo khuôn khổ khoản vay tài chính trị giá 1 tỷ USD. Dự kiến, lô Su-30K sau khi sửa chữa sẽ được chuyển tới tay khách hàng trong năm 2015, dù theo kế hoạch trước đó Angola sẽ "sở hữu" dòng chiến đấu cơ đa nhiệm này vào tháng 9 tới.
 |
Chiến đấu cơ Su-30K.
|
Năm 2006, do dây chuyên sản xuất phiên bản Su-30MKI theo đặt hàng của Ấn Độ thời điểm đó chưa đạt công suất tối đa, Nga đã ký hợp đồng chuyển giao tạm thời 18 máy bay Su-30K đang có trong biên chế cho quốc gia Nam Á này. Hợp đồng này hoàn thành trong giai đoạn 1998-1999. Tới tháng 7-2011, Ấn Độ trả lại Nga máy bay Su-30K cũ để nhận về 18 máy bay Su-30MKI mới. Toàn bộ máy bay Su-30K cũ sau đó được chuyển tới niêm cất và sửa chữa tại nhà máy 558. Không quân Belarus và một số quốc gia châu Á trước đó cũng ngỏ ý quan tâm tới lô chiến đấu cơ cũ này của Nga.
Là một biến thể thiên về không chiến của "gia đình chiến đấu cơ Su-27", Su-30K được tối ưu cho nhiệm vụ tiêm kích chiến trường tương tự như các dòng chiến đấu cơ F-15C (Mỹ) hay EF-2000 Typhoon (châu Âu) theo tư duy tác chiến quy mô lớn. Ngay khi nhận lô Su-30K lại từ Ấn Độ, Nga đã cân nhắc nâng cấp chúng lên chuẩn KN (đa nhiệm) để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn. Sau khi nâng cấp, Su-30KN cơ bản có thể trang bị các dòng tên lửa đối không, đối đất hiện đại của Nga đáp ứng khả năng tác chiến giành ưu thế trên không, cũng như đối đất hạn chế và là phương án thay thế hợp lý cho các quốc gia đang sở hữu các đơn vị chiến đấu cơ thế hệ 3 đã tới cuối vòng đời sử dụng.
TUẤN SƠN (theo Lenta)