Chạy đua tàng hình

Nhiều dấu hiệu cho thấy ngay từ năm 1997, tình báo Mỹ đã nghi ngờ Trung Quốc đang phát triển máy bay tàng hình thế hệ thứ 4. Tháng 12-2008, Tạp chí “Jane’s All the World’s Aircraft” khẳng định Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo một máy bay tàng hình “nặng ký”. Đầu năm 2011, Trung Quốc “kín, hở” cho ra hình ảnh một máy bay có khả năng “bịt mắt đối phương” bởi công nghệ tàng hình. Đó là J-20 - chiếc máy bay được coi là “thế hệ 5” của Trung Quốc. Theo Aviation Week, J-20 là dòng máy bay một chỗ ngồi, 2 động cơ, về hình thức thì to và nặng hơn mẫu thử T-50 của Nga và F-22 của Mỹ.

 “Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn”. Máy bay chiến đấu đạt được nhiều thành tựu, thì có tên lửa phòng không tiêu diệt. Tạp chí Phòng không PRO của Nga, trong mục Missile đã thống kê, có hàng chục loại tên lửa chuyên tìm diệt máy bay, từ tầm thấp đến tầm cao. Từ đánh chặn máy bay trong đội hình phòng không binh chủng hợp thành đến phòng không quốc gia, trong đó phải kể đến hệ thống phòng không S-300, S-400 của Nga; Patriot của Mỹ…

Hiện nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan hay Đài Loan đều sử dụng tên lửa Patriot để bảo vệ không phận. Như vậy máy bay chiến đấu muốn tránh đòn hoả lực phòng không, giải pháp tàng hình là hữu hiệu nhất. 

Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: covertress.blogspot.com

Không người lái, cũng “trăm hoa đua nở

Một bản tin mới đây, cho hay Ukraine đang tiến hành nghiên cứu chế tạo các loại máy bay không người lái (UAV). Ukraine có cả “bộ tứ” UAV mới hiện đại .

Mỹ từng tuyên bố cho rằng, trong điều kiện xung đột quân sự hiện nay, một trong những xu hướng phát triển quan trọng đối với hải quân Mỹ là chú trọng xây dựng tàu chiến mặt nước hạng nhẹ có khả năng mang UAV trinh sát và tấn công tầm xa. Hiện nay, Mỹ đang tiến hành triển khai nghiên cứu bộ ba máy bay không người lái trinh sát và tấn công tầm xa hiện đại hải quân như X-47B, Phantom Ray và Sea Avenger. Các UAV này cũng phải trang bị cả hệ thống tiếp nhiên liệu từ trên không, khả năng tàng hìnhhệ thống vũ khí tấn công siêu hiện đại như vũ khí laser hay vũ khí vi ba.

Nga có UAV từ lâu, nhưng gần đây phải nhờ đến công nghệ của Israel, không quân Nga sẽ nâng số số lượng các UAV lên gấp 6 lần và nâng tỉ trọng của loại vũ khí, trang bị công nghệ cao này trong biên chế lên khoảng 30%.

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn là quốc gia có “kho” UAV đa dạng nhất. Điều mà hàng chục nước vẫn thèm khát UAV có khả năng mang vũ khí, tác chiến trực tiếp, chính xác vào các mục tiêu

Không quân Israel đầu năm 2010 cũng đã cho ra mắt dòng UAV cỡ lớn. Những chiếc máy bay này có thể hoạt động trên không cả ngày và có thể bay xa tới tận Vịnh Péc-xích. Những UAV này có thể bay trong ít nhất 20 giờ liên tục và chủ yếu được sử dụng để giám sát và chuyên chở theo nhiều loại khí cụ trinh sát khác nhau. Trong khi đó Iran cũng tuyên bố, nước này đã chế tạo thành công UAV mang bom và loại do thám với tầm bay đủ để tiếp cận Israel…

Bộ Quốc phòng Nhật dự định, các UAV của họ sẽ tiến hành tuần tra trong bán kính 550 km ở độ cao đến 18.000 m. Để bao quát lãnh thổ Nhật và vùng biển giáp ranh, chỉ cần 3 UAV dạng Global Hawk. Giá của UAV ước tính 2,5 tỷ Yên (30 triệu USD)/chiếc.

Trong sự phát triển của máy bay nói chung, 10 năm qua, UAV đã trở thành mục tiêu mà nhiều nước muốn sản xuất và sở hữu.

Càng ngày càng mua sắm nhiều hơn

Trong vòng 10 năm tới, nhiều nước có nhu cầu thay thế hệ máy bay 3 và 4 của mình. Ba Lan, Ấn Độ quyết định loại bỏ máy bay MiG-21, nhiều nước bán lại MiG-29, máy bay Harier của Anh cũng đã bay những chuyến cuối cùng …Thực chất tính năng của các loại máy bay cũ, cho dù nâng cấp, tăng hạn đi nữa cũng đã lỗi thời”thọ mệnh” của chúng cũng đã “tới cõi”.  

Ấn Độ đang tìm nhà cung cấp 126 máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng trung cho quân đội nước này. Dư luận xôn xao vài năm nay, phỏng đoán xem “ứng cử viên” nào nhận được hợp đồng béo bở đó. Theo Hindustantimes, lực lượng Không quân Ấn Độ có kế hoạch thành lập 45 không quân (khoảng 900 máy bay), tăng hơn nhiều so với 39 không đoàn cách đây ít năm

Trong năm 2011, Nga sẽ mua và đưa vào trang bị cho quân đội một loạt máy bay chiến đấu mới như Su-27SM, Su-30M2, Su-34, Su-35S. Lực lượng không quân Nga dự kiến tới năm 2020 sẽ mua thêm khoảng 1.500 máy bay và trực thăng quân sự mới, trong đó có máy bay thế hệ 5.

Bộ Quốc phòng Th Nhĩ Kỳ cho biết, không quân nước này sẽ mua tới 116 chiếc F-35. Trước đó, Th Nhĩ Kỳ cũng đã mua 30 chiếc F-16 Block 50 từ hãng Lockheed Martin (Mỹ). Dự kiến, phi đội F-35 đầu tiên của Th Nhĩ Kỳ sẽ chính thức hoạt động vào năm 2020. Với chương trình mua sắm này, Th Nhĩ Kỳ sẽ là quốc gia châu Âu sở hữu nhiều F-35 nhất.

Bộ Quốc phòng Nhật dự định đến cuối năm 2011 lựa chọn một loại máy bay để cấp kinh phí mua sắm từ tài khóa 2012. Trong số các ứng viên chính để thay thế 65 máy bay F-4EJK Phantom IIthể là loại tiêm kích đã năng thế hệ 5 F-35 Lightning II , EF-2000 của Eurofighter và F/A-18E/F của Boeing…

Danh sách các quốc gia mua máy bay vẫn tiếp tục được cập nhật  trên các trang tin mua sắm, cho thấy nhu cầu máy bay thập kỷ tới chưa hề giảm.

Ai sẽ có lợi trong cuộc chạy đua bán vũ khí hàng không? Đó là Nga và Mỹ - hai quốc gia chiếm tới 2/3 thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thế giới. Trong giai đoạn 2005-2009, Mỹ đã bán 341 máy bay chiến đấu, trong khi đó, Nga cũng bán ra 219 chiếc. Việc sản suất loại vũ khí này mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho các nước có ngành công  nghiệp hàng không phát triển. Trong khi đó, việc mua sắm lại đè nặng lên ngân sách của nhiều quốc gia.

Trần Cung (tổng hợp)

Phần I