Pháp đã bắt đầu cung cấp nguồn tài chính cho việc phát triển đạn ngư lôi hạng nặng F21 thế hệ mới để trang bị cho hạm đội tàu ngầm của mình. Theo Aviation Week, sau khi được chuyển giao cho hải quân Pháp từ năm 2016, ngư lôi F21 dự kiến sẽ được sử dụng trong vòng từ 30-40 năm tới...
QĐND Online - Pháp đã bắt đầu cung cấp nguồn tài chính cho việc phát triển đạn ngư lôi hạng nặng F21 thế hệ mới để trang bị cho hạm đội tàu ngầm của mình. Theo Aviation Week, sau khi được chuyển giao cho hải quân Pháp từ năm 2016, ngư lôi F21 dự kiến sẽ được sử dụng trong vòng từ 30-40 năm tới. Hiện tại, thông tin cụ thể về chi phí dành cho việc phát triển đạn ngư lôi hạng nặng thế hệ mới này của Pháp vẫn chưa được công bố.
Chịu trách nhiệm phát triển ngư lôi F21 là công ty BU ASM, một chi nhánh của hãng DCNS (Pháp). Theo kế hoạch, BU ASM sẽ sản xuất thử nghiệm khoảng 100 đạn ngư lôi F-21.
 |
Tàu ngầm lớp Ruby của hải quân Pháp. Ảnh: globalsecurity.org
|
Thiết kế của F21 cho phép hạn chế tối đã khả năng tai nạn do nổ ngư lôi và quá trình phóng đạn ngư lôi. Để đạt được điều này, động cơ của F21 sử dụng thiết bị pin điện nhôm/bạc ô-xít được kích hoạt nhờ tiếp xúc với nước biển. Tuy nhiên, trong phiên bản huấn luyện (không mang theo đầu đạn), pin điện nhôm/bạc ô-xít trên ngư lôi F21 sẽ được thay thế bằng pin lithium.
Được trang bị thiết bị điều khiển kỹ thuật số, ngư lôi F21 có thể đối hướng tấn công mục tiêu khác theo lệnh điều khiển. Dự kiến, đầu đạn của F21 sẽ sử dụng vật liệu nổ PBX B2211 và ngòi kích nổ plamas.
Quá trình phóng ngư lôi F21 cần một cơ cấu phóng chuyên biệt. Cơ cấu này sẽ đẩy đạn ngư lôi F21 ra từ ống phóng và bản thân đạn ngư lôi sẽ tự kích hoạt nhờ việc mở các van cho nước biển tràn vào khoang chưa pin điện nhôm/bạc.
Với tổng trọng lượng đạt 1,2 tấn, ngư lôi F21 dài 6 m và phù hợp với ống phóng cỡ 533 mm. Đạn ngư lôi thế hệ mới này của hải quân Pháp có thể hoạt động tốt ở độ sâu từ 15 tới 500 m và có tầm hoạt động đạt 50 km.
Tuấn Sơn (theo Lenta)