Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ đã quyết định giảm số lượng đặt mua máy bay thế hệ 5 FGFA được phát triển trên cơ sở chương trình Máy bay tiêm kích tiền tuyến thế hệ kế tiếp (PAK FA). Theo India Strategic, không quân Ấn Độ dự kiến giảm số lượng máy bay đặt mua từ 214 máy bay xuống còn 144 đơn vị. Nguyên nhân dẫn tới sự cắt giảm này không được tiết lộ. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ chỉ đặt mua phiên
QĐND Online - Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ đã quyết định giảm số lượng đặt mua máy bay thế hệ 5 FGFA được phát triển trên cơ sở chương trình Máy bay tiêm kích tiền tuyến thế hệ kế tiếp (PAK FA). Theo India Strategic, không quân Ấn Độ dự kiến giảm số lượng máy bay đặt mua từ 214 máy bay xuống còn 144 đơn vị. Nguyên nhân dẫn tới sự cắt giảm này không được tiết lộ. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ chỉ đặt mua phiên bản FGFA một chỗ ngồi.
Tư lệnh không quân Ấn Độ, Norman Anil Kumar Browne cho biết, máy bay FGFA sẽ khác biệt so với FAK FA ở trang bị điện tử trên khoang, còn các thiết bị khác đều tương đồng. Theo dự kiến ban đầu, Ấn Độ dự kiến mua 166 máy bay FGFA phiên bản một chỗ ngồi và 48 máy bay phiên bản hai chỗ.
 |
PAK FA.
|
Phía Ấn Độ tính toán, việc phát triển riêng phiên bản hai chỗ ngồi cho FGFA đã làm tiêu tốn của nước này thêm tới 2 tỷ USD, trong khi đó hiệu quả giảm sức ép hoạt động lên kíp bay chỉ đạt 15%. Tháng 12-2010, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận phát triển ban đầu của máy bay FGFA trị giá 295 triệu USD.
Theo kế hoạch, cuối năm 2012, đầu năm 2013, Ấn Độ và Nga sẽ ký thỏa thuận kế tiếp về việc phát triển dự án của máy bay FGFA. Phía Ấn Độ dự toán tổng kinh phí của chương trình phát triển FGFA ước đạt 11 tỷ USD và nước này sẽ thực hiện chương trình mua máy bay thế hệ 5 trong 20 năm với mức kinh phí dự toán là 35 tỷ USD (chi phí tổng thể).
Dự kiến, FGFA sẽ ra mắt trong năm 2014 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2017. Tuy nhiên, Ấn Độ không tin vào các mốc thời gian này do phía Nga không hoàn thành đủ khối lượng công việc cần thiết. Ấn Độ dự tính các mẫu thử FGFA thứ 2 và thứ 3 sẽ chỉ có mặt ở Ấn Độ không sớm hơn năm 2017 và 2019.
FGFA sẽ dài 22,6m, cao 5,9m và có trọng lượng cất cánh đạt 34 tấn. Nhờ trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy, FGFA sẽ rất linh động trên không và có tầm hoạt động đạt 3.880km, tốc độ tối đa tới Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh). Ngoài Ấn Độ, FGFA có thể sẽ được xuất khẩu sang nước thứ 3.
Tuấn Sơn (theo Lenta)