(Tiếp theo kỳ trước)

QĐND - Rạng sáng 5-5-1968, Tiểu đoàn 440 phối hợp với Tiểu đoàn 445  tiến công đồng  loạt các vị trí, đồn bảo an, cứ điểm đồi Con Chim và ấp chiến  lược Cẩm Mỹ. Sau đợt hỏa  lực trực tiếp, bộ đội được lệnh xung phong. Chỉ sau  15  phút  chiến  đấu, Đại  đội Bộ  binh  5 làm chủ cứ điểm đồi Con Chim. Đại đội 9 và Đại đội 6 chiếm được ấp chiến lược-yếu khu Cẩm Mỹ.

Trên hướng Tiểu đoàn 445, bộ đội  ta vừa phải chiến đấu với  lực  lượng xe  tăng áp đảo, vừa phải xây dựng trận địa sẵn sàng bắn máy bay địch và quân đổ bộ  tại khu vực phía  tây nam yếu khu Cẩm Mỹ. Chia lửa với Tiểu đoàn 445, Tiểu đoàn 440, dũng cảm chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch. Dù chiến đấu ngoài công sự, bộ đội của cả hai tiểu đoàn lợi dụng địa hình, địa vật bám trụ, tiêu diệt nhiều sinh  lực địch, bắn cháy 24 xe  tăng-thiết giáp. Trong trận này, Tiểu đoàn 440 hy sinh 28 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có các đồng chí Thu-Đại đội phó Đại đội 6, Lâm Bưu-Đại đội trưởng Đại đội 6 và Kiên-Đại đội phó Đại đội 5.

Đây    lần đầu  tiên,  tỉnh đội Bà Rịa-Long Khánh tổ chức hai tiểu đoàn chủ lực tỉnh hiệp đồng chiến đấu, thực hiện chiến thuật “đánh điểm, diệt viện” và giành thắng lợi lớn.

Tiến công giải phóng Chi khu Định Quán (tháng 3-1975). Ảnh tư liệu.

Sau đợt 2  tổng công kích-tổng  tiến công, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 440 bước vào đợt 3 tổng công kích và mục tiêu là nhằm phá kế hoạch  “Bình  định  cấp  tốc”  của  Mỹ-ngụy  ở Long Khánh.

Ngày  14-8-1968,  Tiểu  đoàn  440,  phối thuộc Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 chủ lực Quân khu 7, tiến công đồn Bảo Chánh và trung tâm huấn luyện Gia Ray thuộc Trung đoàn 52, Sư đoàn 18 ngụy. Sau 30 phút chiến đấu, quân ta đã  làm chủ đồn và  trung  tâm huấn  luyện của địch. Trong trận này, xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như: Minh, Sáu thuộc  trung  đội  trinh  sát  tiểu  đoàn,  xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Các chiến sĩ Trúc, Trứ, Hoa thuộc Đại đội 6 lao lên rào dây  thép  gai  bùng  nhùng  làm  cầu  để  đồng đội vượt qua cửa mở, thọc sâu vào tung thâm.

 Ngày 22-8-1968, Tiểu đoàn 440 phối hợp lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc tiến công, làm    liệt  hoàn  toàn  Tiểu  khu  Long Khánh. Bao  vây một  cụm quân Mỹ  chốt  tại  khu  vực Suối Râu  trong hai ngày  liền, buộc địch phải cho quân tới giải vây. Trên hướng Bình Lộc, Đại đội 5, Tiểu đoàn 440  phối  hợp  với  du  kích  địa  phương,  phục kích  địch  diệt  75  tên  “bình  định”,  xóa  sổ  2 đồn, giáng một đòn mạnh vào âm mưu “Bình định cấp tốc” của Mỹ-ngụy trên địa bàn trọng yếu này.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân  1968  của  quân    dân  miền  Nam, trong đó có sự cống hiến hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 440  là vô giá, góp phần tạo nên  sự phát  triển  của  cách mạng miền Nam và cả nước. 

Bám trụ kiên cường

Những  đòn  tiến  công  táo  bạo  của Quân giải phóng miền Nam, Xuân Mậu Thân 1968 đã  làm phá sản chiến  lược “Chiến  tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán  tại  Hội  nghị  Pa-ri,  xuống  thang  chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân và Hải quân. Tổng  thống Mỹ Ních-xơn  thay thế chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Giôn-xơn  bằng  chiến  lược  “Việt  Nam  hóa  chiến tranh” để hy vọng giành lại ưu thế trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và thay thế dần quân Mỹ. Vì vậy, chiến sự sẽ ngày càng ác liệt hơn. Mỹ đã ưu tiên cho chương trình này một ngân sách viện trợ khổng lồ và 5.300 cố vấn, trong đó 75% là cố vấn quân sự.

Sau 3 đợt tiến công Xuân Mậu Thân 1968, khả  năng  chiến  đấu  của  Tiểu  đoàn  440  bị giảm sút, chủ yếu do quân số  thiếu, vũ khí, đạn dược  chưa  kịp bổ  sung. Tuy nhiên,  vào đầu năm 1969, đồng chí Phan Thanh Hà thay đồng  chí  Lương  Văn  Tình  làm  tiểu  đoàn trưởng, tổ chức biên chế của tiểu đoàn đã trở lại ổn định. Sức chiến đấu của tiểu đoàn căn bản hồi phục.

Những trận chiến đấu đầu Xuân 1969 của Tiểu  đoàn  440  cùng  bộ  đội  địa  phương  các huyện và du kích đánh vào căn cứ, sào huyệt của địch ở  thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc dù không gây cho địch nhiều thiệt hại như Xuân Mậu Thân 1968, nhưng lại có ý nghĩa chính trị rất lớn. Nó không chỉ  khẳng  định  sự  tồn  tại  của  cách  mạng, khẳng định sức mạnh của  lực  lượng vũ  trang mà  còn    niềm  cổ    lớn  lao  đối  với  quần chúng và phong trào cách mạng ở địa phương.

Sáng 3-6-1969, Tiểu đoàn 440 hành quân từ Đông lộ 2 và từ Bản Chinh về căn cứ Tre, để  chuẩn  bị  cho  trận  đánh  hiệp  đồng  cùng Trung  đoàn  33  vào  ấp  chiến  lược Bình Ba. Sau khi tiếp cận mục tiêu vào lúc 4 giờ ngày 5-6, bộ đội của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33 nổ súng tiến công các mục tiêu trong ấp Bình Ba. Bị bất ngờ, quân địch ở xã Bình Ba tan rã, một số  tháo chạy, số còn  lại cố bám ấp đê chờ viện binh.

Vào  khoảng  6  giờ  ngày  6-6-1969,  quân địch từ căn cứ Núi Đất cho 13 xe tăng lên cứu viện Bình Ba. Có sự yểm trợ của máy bay và pháo binh quân địch đã tiến hành phản kích mạnh  vào  lực  lượng  trụ  bám  trong    Bình Ba. Đại  đội  địa  phương  bám  trụ  bị  tổn  thất nặng  nề.  Do  đó,  Tiểu  đoàn  440  được  lệnh điều trung đội ĐKZ đánh giải vây trên hướng ấp Ba Bình Xăng. Tuy nhiên, chính trung đội ĐKZ  cũng  bị  xe  tăng  quân  địch  chặn  đánh ngay từ bìa ấp. Mặc dù bộ đội ĐKZ bắn cháy 1  xe  tăng  địch,  nhưng  cuộc  giải  vây  không thành mà  Tiểu  đoàn  440  còn  bị  quân  địch chiếm được 1 khẩu ĐKZ-75, hỏa lực chủ yếu của tiểu đoàn. Trung đội hỏa lực ĐKZ-75mm bị tổn thất nặng nề.

Sau trận đánh Bình Ba, đồng chí Nguyễn Hùng Tâm thay đồng chí Phan Thanh Hà làm Tiểu  đoàn  trưởng,  Nguyễn  Văn  Bảo  thay Nguyễn Hữu Thi làm Chính trị viên tiểu đoàn. Cả Hà và Thi đều  là những cán bộ dày dạn kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 440 được điều về tỉnh đội nhận nhiệm vụ mới.

Vào  đầu mùa mưa  năm  1969,  Tiểu  đoàn 440 liên tục phải chống càn khu vực sông Soài, Hắc Định, Bình Ba. Đối tượng tác chiến của tiểu đoàn là Lữ dù 99 của Mỹ và biệt kích Úc. Cuộc chiến  đấu  diễn  ra    cùng  ác  liệt,  hầu  như không ngày nào là không giáp mặt quân thù đê rồi phải nổ súng, bị thương và hy sinh. Đã thế, địch còn phong tỏa chặt vùng căn cứ núi Dinh và các trục đường vào thôn, ấp, các cửa khẩu. Tiểu đoàn 440 không còn thời gian để tổ chức cho bộ đội đi lấy gạo, đạn, thuốc… Các mối liên hệ với cơ sở bị đứt đoạn. Vì vậy, nguồn sống chủ yếu của bộ đội là dựa vào những sản vật tư các  rẫy bỏ hoang của đồng bào và khai  thác trong  rừng  như  rau, măng,  củ mì. Mỗi  lần  tổ chức cho bộ đội vào ấp mua gạo hoặc đi  lĩnh gạo, muối, nhu yếu phẩm ở thời điểm này còn hy sinh nhiều hơn khi chiến đấu. Thiệt hại nặng nề nhất là lần cơ động vào ấp lấy gạo ở Phước Thái, cả phân đội vận  tải  lọt sâu ổ phục kích của biệt kích Úc, 15 cán bộ, chiến sĩ bị  trúng mìn clây-mo hy sinh mà không lấy được thi thể. Các ngả đường đều bị chặn, các sắc  lính biệt kích Úc,  lính dù Mỹ, bảo an, dân  vệ, đến  tề, điệp, Phượng Hoàng, Bình Định  hầu  như  chỉ tập trung cho một mục tiêu tối thượng là cắt đứt các nguồn cung cấp, tiếp tế cho Việt Cộng.  Ác liệt và đói khổ là thế nhưng Tiểu đoàn 440  vẫn  kiên  cường  bám  trụ    đánh  địch hiệu quả. Mặc dù ở một số đơn vị  trong  tỉnh có người giảm sút tinh thần, nảy sinh tư tưởng cầu  an,  cũng    kẻ  ra  đầu  hàng  địch. Kho khăn ác  liệt và đói,  thiếu đủ mọi  thứ, nhưng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 440 vẫn một lòng trung kiên, không một ai thoái chí.

Mùa mưa  1969, Tiểu  đoàn  440  đánh  53 trận,  tiêu  diệt  hàng  trăm  quân Mỹ-Úc,  bắn cháy    phá  hủy  13  xe  tăng,  xe  bọc  thép. Chính những hoạt động quân sự nổi bật trong điều kiện hiểm nghèo của Tiểu đoàn 440 đa góp phần cho các đoàn  thể cách mạng của huyện Châu Đức có  thời gian xốc  lại cơ sở, bám nắm trở lại địa bàn. Đầu  năm  1970,  để  chỉ  đạo  đẩy  mạnh phong trào chống phá bình định trên địa bàn chiến trường Long Đất, nhằm ngăn chặn hoạt động ngày  càng gia  tăng  của địch, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban chỉ huy tiền phương trọng điểm  I, gồm có: Lê Văn Việt, Tỉnh đội phó  làm  Chỉ  huy  trưởng;  Phan  Thanh  Hà, Tham mưu trưởng tỉnh đội làm Chỉ huy phó 1; Nguyễn  Đức  Thu,  Tiểu  đoàn  trưởng  Tiểu đoàn  445  làm  Chỉ  huy  phó  2;  Trần  Công Khánh, Ủy viên Ban  thường vụ Tỉnh ủy  làm Chính ủy; Huỳnh Văn Sinh, Bí  thư Huyện ủy Long Đất làm Phó chính ủy.

Cho tới đầu tháng 6-1970, Tiểu đoàn 440 có sự  thay đổi  về biên  chế    tổ  chức. Như  vậy Tiểu đoàn 440 chỉ còn 3 đại đội bộ binh. Đại đội 8 hỏa lực trực thuộc chỉ huy của tỉnh đội. Sau đó một thời gian, Đại đội 6 được điều lên tăng cường  cho  vùng  trọng  điểm  I. Nhiệm  vụ  chủ yếu  của  đại  đội    hỗ  trợ  cho Tiểu  đoàn  445 đánh địch ở Long Tân-Phước Thọ. Trận đánh nổi tiếng của Đại đội 6, chính là trận chống lại 40  xe  tăng  của  quân Mỹ-Úc  càn  vào  căn  cứ Minh Đạm ngày 17-8-1971. Trung đội  trưởng Đào Ngọc Hòa chỉ huy Trung đội 1 của Đại đội 6, hiệp đồng chiến đấu với Đại đội 9, Tiểu đoàn 445, đánh lui nhiều đợt phản kích của quân Úc có xe tăng yểm trợ. Khi xe tăng địch áp sát trận địa, Tiểu đội  trưởng Thủy ra  lệnh cho chiến sĩ trung liên bắn chế áp vào tháp pháo xe tăng, rồi Thủy lao lên mở nắp tháp pháo xe tăng, ấn quả thủ pháo dù vào bên  trong xe. Chiếc xe  tăng khựng lại, bốc cháy cùng lúc Trung đội trưởng Hòa sử dụng B40 của chiến sĩ Đại đội 9, bắn liên tiếp 3 quả đạn làm cháy 3 xe tăng Úc. Bị đòn phủ đầu, mất 4 xe tăng nên mũi tiến công của địch bị  rối  loạn. Quân  ta  thừa  thắng  tiêu diệt 9 xe tăng liên quân Mỹ-Úc và tiêu diệt hàng trăm lính Mỹ-Úc. Sau trận đánh, Đại đội 6 lại trở về đội hình Tiểu đoàn 440.

Ngày  15-9-1971,  Phân  khu  ủy  ra  một quyết định có  tính  lịch sử với Tiểu đoàn 440 đó là phân tán Tiểu đoàn 440. Các đại đội trở thành  đại  đội  độc  lập  tác  chiến  tại  Long Khánh, Xuân Lộc, Định Quán. Nhiệm vụ chủ yếu  của  các  đại  đội    bám  đánh  địch, mở mảng, mở vùng, làm nòng cốt cho phong trào địa  phương  phát  triển.  Đại  đội  5  về  huyện Cao Su, Đại đội 8  về huyện Xuân Lộc, Đại đội  6  thành  Đại  đội  đặc  công  36.  Nguyễn Hùng  Tâm,  Tiểu  đoàn  trưởng  440  về  làm Huyện đội  trưởng Cao Su, Nguyễn Hữu Thi làm Chính trị viên Huyện đội Xuân Lộc…

Thiếu tướng LÊ MÃ LƯƠNG

(Còn nữa)

Từ Thái Bình đến Bà Rịa – Long Khánh (Bài 1)