Tôi đã nhận được thư của ông đề cập vấn đề “Quản lý thế nào để giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân khi có bão. Đây là một vấn đề cấp thiết, vừa có tính khoa học, vừa có tính nhân văn sâu

Ông Võ Duy Trữ giới thiệu đề xuất giải pháp quản lý ngư thuyền hoạt động trên biển.

sắc. Chính phủ và cá nhân tôi hoan nghênh những đóng góp tâm huyết của ông và đã chuyển đến Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương để nghiên cứu, xem xét và bổ sung vào các giải pháp công tác của Ban chỉ đạo…”.

Ấp ủ 10 năm

Trên đây là nguyên văn đoạn thư trả lời của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, viết ngày 23-7-2007, gửi ông Võ Duy Trữ, ở số nhà 412 đường Hoàng Diệu, TP Đà Nẵng.

Lần theo địa chỉ trên, chúng tôi tìm gặp người đã đề xuất giải pháp giúp bà con làm nghề biển giảm thiệt hại khi có bão. Tiếp chúng tôi trên căn gác lửng của ngôi nhà nhỏ nằm khiêm tốn trên trục đường Hoàng Diệu, ông Trữ như gặp được bạn tri kỷ, tay giở tập tài liệu và những bài viết ông đã gửi cho các báo và tạp chí. Ông tâm sự “Không phải từ bây giờ, mà ngay từ năm 1997 tôi đã viết đề xuất một giải pháp “Kế hoạch giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân làm nghề biển khi gặp bão” gửi đến UBND thành phố Đà Nẵng và chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), nhưng không hiểu sao mãi không thấy hồi âm. Năm 2006 khi bà con ngư dân ta gặp nạn do cơn bão Chanchu gây ra, tôi như ngồi trên lửa, cầm lòng không đặng tôi viết bản “Đề xuất một giải pháp cho việc quản lý ngư thuyền hoạt động trên biển..”.

Nhận tập tài liệu từ tay ông, cái đã ố vàng, cái còn mới rượi, tất cả những kiến thức hiểu biết của mình ông gửi gắm cả trong đó. Chúng tôi đọc được từ những bản photocopi những bài viết ông gửi các báo, tạp chí đã đăng. Báo Đà Nẵng đã đăng các bài “Thiết lập sự quản lý các ngư thuyền hoạt động trên biển”, “Để giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân hành nghề trên biển”; Báo Khoa học và Đời sống giới thiệu bài “Hiến kế tránh bão cho ngư dân” của tác giả Hồ Xuân Mai, giới thiệu 5 biện pháp do ông Trữ đề nghị. Tương tự, báo Lao Động cũng giới thiệu đề xuất của ông trong một bài viết năm 2006…

Những đề nghị tâm huyết

Có thể nói, đây là tất cả những gì ông tích luỹ, trăn trở và tâm huyết, mỗi đề xuất là một biện

Ông tâm sự “ Không phải từ bây giờ, mà ngay từ năm 1997 tôi đã viết đề xuất một giải pháp “Kế hoạch giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân làm nghề biển khi gặp bão” gửi đến UBND thành phố Đà Nẵng và chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), nhưng không hiểu sao mãi không thấy hồi âm. Năm 2006 khi bà con ngư dân ta gặp nạn do cơn bão Chanchu gây ra, tôi như ngồi trên lửa, cầm lòng không đặng tôi viết bản “Đề xuất một giải pháp cho việc quản lý ngư thuyền hoạt động trên biển..”.

pháp hết sức thiết thực và cụ thể. Chúng tôi xin trích những đề xuất của ông: “Một là, Về trang bị cho tầu và thuyền viên đi biển: Trên tầu bắt buộc phải có thuyền phao và áo phao có dạ quang. Trang bị bắt buộc mỗi tàu một máy thu thanh (radio) có băng tần sóng ngắn và trung bình (SW-MW) bắt được các đài phát thanh của các tỉnh, thành phố ven biển, ngư dân đi biển phải được tổ chức theo từng tốp tàu; Hai là, trang bị cho Ban phòng chống lụt bão (PCLB): Ngoài các phương tiện thông tin thông thường, cần trang bị máy thu phát cùng chủng loại với tàu của tốp trưởng để liên lạc hai chiều với tàu thuyền ngoài khơi, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các tốp, chỉ thị khi cần và giúp đỡ kịp thời khi có yêu cầu và khi cần cứu hộ; Ba là, cần tổ chức huấn luyện cho thuyền trưởng, đặc biệt là tốp trưởng và các thuyền viên biết: Vị trí và nhất là khái niệm về hướng di chuyển của bão, ví dụ có một cơn bão ở vị trí 16N/110E, thì các thuyền trưởng và ngư dân biết ngay, cơn bão này đang ở ngoài biển ngang với Đà Nẵng, cách Đà Nẵng hơn 300 km nhưng rất gần đảo Hoàng Sa. Nếu bão di chuyển hướng tây Đà Nẵng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Nếu bão di chuyển hướng Tây Bắc, thì từ Thừa Thiên-Huế trở ra sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Xác định vị trí tàu thuyền, việc này rất cần thiết, đỡ tốn thì giờ khi cần phải giúp đỡ. Trong tốp tàu trang bị được một máy định vị là tốt nhất. Trường hợp không có khả năng tài chính và không có trình độ sử dụng phương tiện, thì nên đánh dấu sẵn các khu hoạt động của từng tốp tàu trên bản đồ của Ban PCLB, khi có sự cố tầu báo về là Ban PCLB biết ngay tốp tàu đó đang ở đâu…”

Với điều kiện phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay, ông đề nghị nên trang bị cho mỗi tàu hoặc tổ tàu một máy thu phát SSB. Để có nguồn tài chính mua các loại máy này, ông đề xuất các công ty bảo hiểm nên vào cuộc và tài trợ cho ngư dân, bởi đây chính là thị trường tiềm năng của ngành bảo hiểm. Để đại dương và đất liền “xích lại gần nhau”, ông đề nghị Nhà nước quy định một tần số hoạc băng tần riêng cho mỗi tỉnh thành, một tần số và băng tần khẩn cấp chung cho toàn quốc và hai băng tần này đều phải được trực canh 24/24 giờ tại các Ban PCLB cũng như ở các tàu nhóm trưởng. Theo lý giải của ông, nếu làm được việc này sẽ rất lợi về thời gian, thông báo chính xác đến từng tàu tình hình xảy ra trên biển…Và cuối cùng, để quản lý chặt chẽ đối với các phương tiện ra khơi, Nhà nước cần có chế tài quản lý như công tác đăng ký giữa các tàu với địa phương, giữa các tàu với các đồn biên phòng, quy định xử phạt nghiêm minh trong việc chấp hành của các chủ tầu. Đối với các chủ tàu chấp hành tốt việc liên lạc thường xuyên với cơ quan chức năng, báo cáo đúng, đủ toạ độ hoạt động sẽ được động viên khen thưởng. Đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các chủ tàu cố tình không chấp hành, lẩn tránh sự quản lý của các cơ quan quản lý.

Tại sao một ông già 74 tuổi mà tâm huyết, mà hiểu biết cặn kẽ về “tần số”, “băng tần”, về công tác cứu hộ, cứu nạn…rành rẽ đến như vậy. Coi tôi như một người bạn vong niên, ông bảo “ ngày xưa (tức là trước năm 1975), tôi làm Giám đốc sân bay Phú Bài, sở dĩ tôi am hiểu cặn kẽ những vấn đề về kỹ thuật như vậy, bởi kinh nghiệm của những năm dài làm công tác quản lý không lưu, tôi thấy áp dụng vào công tác quản lý tàu thuyền trên biển là rất phù hợp…”. Chia tay ông tôi không thể quên được ánh mắt, lời nói như có lửa, như gửi gắm của ông. Viết bài báo ngắn này, xin được chuyển đến các cơ quan chức năng, đặc biệt là các địa phương ven biển địa chỉ của ông để cùng phối hợp tìm ra giải pháp tối ưu trong công tác phòng, tránh bão cho ngư dân.

Bài và ảnh: Lâm Quý