Sau chuyến băng rừng của bí thư
Trước khi theo đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lên Lục Yên tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, tôi đã tự chuẩn bị cho mình những hành trang “dã chiến” nhất: giày vải, dép rọ bộ đội, mì tôm… Nhưng hóa ra, sự chuẩn bị đó hoàn toàn… không cần thiết.
Dọc hành trình, đoạn “hành lộ nan” nhất lại thuộc về… Quốc lộ 70. Còn lại, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, liên thôn đều rất “ngon lành”. Bí thư tỉnh ủy Phùng Quốc Hiển bâng khuâng đứng bên cái cổng chào. Anh đã từng lăn lộn cùng những con đường nơi đây một “thời xa vắng”…
 |
Những con đường giao thông nông thôn ở Lục Yên có tới hơn 80% vốn đóng góp từ nội lực của nhân dân |
Hơn 10 năm trước, sau khi nhậm chức bí thư huyện ủy Lục Yên, để đến các xã Lâm Thượng, Mai Sơn, Khánh Thiện… nắm tình hình sản xuất của dân, Bí thư Phùng Quốc Hiển không còn lựa chọn nào khác là khoác ba lô, lội bộ cả ngày trời, hết lên đồi lại xuống thung lũng. Các con đường mòn vào thôn, bản mùa mưa, dấu chân trâu nhiều hơn dấu chân người… Anh Hiển đọc báo, nghe nói ở miền xuôi, nhiều vùng quê đổi đời nhờ hệ thống liên hoàn “
điện, đường, trường, trạm” mà trong lòng dội lên bao câu hỏi, hy vọng… Lục Yên khi ấy còn là một huyện miền núi thuộc dạng nghèo, khó khăn đặc biệt của tỉnh. Nhưng Lục Yên cũng có nhiều thứ “
đặc biệt” quý hiếm để phát triển kinh tế, như: đá đỏ, đá hoa trắng, đá xây dựng… “
Muốn làm giàu, trước hết phải làm đường” - câu đúc kết có tính “
kinh điển” của các chuyên gia kinh tế đã gợi trong anh một phác thảo mới. Bí thư huyện ủy cùng đoàn công tác về Thái Bình tìm hiểu, một câu hỏi mới xuất hiện trong anh: “
Họ chỉ trông vào hạt lúa mà làm nổi đường nhựa. Yên Bái đầy cát, đầy đá liệu có thể làm được như Thái Bình không?”.
Đường ta làm ta đi
Không phải đợi lâu, trong một lần tiếp xúc cử tri ở xã An Phú, Bí thư Phùng Quốc Hiển bắt gặp nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước quan tâm làm đường giúp dân. Bất ngờ, bí thư phỏng vấn ngược một già bản:
- Nếu đợi Nhà nước rót kinh phí thì lâu lắm. Nếu Nhà nước hỗ trợ một phần nhỏ, liệu bà con có làm được đường không?
- Ôi dào “đường ta làm ta đi”, Bác Hồ chẳng dạy “khó vạn lần dân liệu cũng xong" còn gì. Nếu trên quan tâm và không “đánh trống bỏ dùi” thì chúng tôi cũng làm được đường không kém Thái Bình!
Dân đã quyết “đường ta làm ta đi” song đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông! Vậy thì phải vào cuộc. Vào thời điểm những năm 1995-1996, câu thành ngữ hiện đại “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có sức lay động to lớn. Với bà con các dân tộc ở Yên Bái, lại thêm câu “đường ta làm ta đi” đã có sức lay động, cổ vũ “sức dân” to lớn. Riêng với Bí thư Phùng Quốc Hiển, vốn là một tiến sĩ kinh tế, trưởng thành từ công tác tài chính, anh hiểu chân lý luôn luôn cụ thể. Trong huy động sức dân, chuyện đồng tiền bát gạo càng phải chi tiết, phân minh. Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng thì đã rõ, nhưng còn ai làm bao nhiêu nữa chứ? Con đường đầu tiên ở xã An Phú, công thức là 7+3, tức là nhân dân đóng góp 7 phần, Nhà nước hỗ trợ 3 phần. Sau thành công ở An Phú, huyện tổ chức cho các xã chưa có đường đến tham quan, rút kinh nghiệm. Đường sá thì đã chia, nhưng đá, sỏi, cát, vôi… mỗi nơi mỗi khác. Nhiều xã điều kiện thuận lợi hơn đã giơ tay xin mô hình riêng của mình, nơi thì 6+4, nơi thì “9+1”! Giờ đây, với sự giúp đỡ của ngành giao thông tỉnh, mô hình các con đường sức dân ở Yên Bái đã hình thành những
Chị Hà Thị Sẩm, 50 tuổi ở xã Lâm Thượng vui sướng kể về các con đường liên thôn vừa hoàn thành theo công thức 7+3. Chị bảo đúng là đường của dân vì dân làm từ A đến Z. Chỉ cái gì khó quá, bọn mình mới phải nhờ Nhà nước, như: đánh mìn phá đá, thiết kế “vẽ đường" gì đó. Đá, xi-măng, công lao động dân góp cả. Hôm nổ mìn đánh đá, cả bản nô nức đi lấy đá vui như mở hội. Lúc làm đường, xi-măng, đá, cát dân nộp, dân làm, mỗi nhà mỗi đoạn, nhà nọ giám sát nhà kia, chẳng mất một hạt cát, cũng chẳng ai nỡ gian lận đưa vật liệu chất lượng kém, có mà “mất mặt” với bà con dân bản! |
công thức chung mang tính khoa học: đường nhựa: 6+4 (nhân dân đóng góp 4 phần, Nhà nước 6 phần); đường bêtông: 7+3 (nhân dân góp 7 phần, Nhà nước 3 phần), đường đá: 9+1( do chỉ phải lo phần đá là chính nên nhân dân đóng góp 9 phần, Nhà nước chỉ phải hỗ trợ một phần…).
Chị Hà Thị Sẩm, 50 tuổi ở xã Lâm Thượng vui sướng kể về các con đường liên thôn vừa hoàn thành theo công thức 7+3. Chị bảo đúng là đường của dân vì dân làm từ A đến Z. Chỉ cái gì khó quá, bọn mình mới phải nhờ Nhà nước, như: đánh mìn phá đá, thiết kế “vẽ đường" gì đó. Đá, xi-măng, công lao động dân góp cả. Hôm nổ mìn đánh đá, cả bản nô nức đi lấy đá vui như mở hội. Lúc làm đường, xi-măng, đá, cát dân nộp, dân làm, mỗi nhà mỗi đoạn, nhà nọ giám sát nhà kia, chẳng mất một hạt cát, cũng chẳng ai nỡ gian lận đưa vật liệu chất lượng kém, có mà “mất mặt” với bà con dân bản!
Đồng chí Phạm Văn Lái, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên rất tâm đắc với khẩu hiệu “đường ta làm ta đi”: Nó rộng hơn chuyện làm đường, mà còn phải giữ gìn con đường ấy. Đó cũng là bài học quý trong huy động nội lực của dân xây dựng các công trình y tế, giáo dục, giúp đưa tỷ lệ vốn đóng góp của dân cho các công trình này từ chỗ 24% năm 2000 đến nay đã là hơn 81%. Hiện nay, tất cả các đường liên xã và liên huyện ở Lục Yên đã được kiên cố hóa. Cách làm sáng tạo này đã được các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai… đến học tập kinh nghiệm. Từ một huyện nghèo thuộc dạng “khỉ ho cò gáy”, nhờ phát triển đường giao thông, Lục Yên đã phát triển mạnh về sản xuất hàng hóa và công nghiệp, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP “hai con số” từ năm 2001 đến nay, trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái và của khu vực Tây Bắc. Năm ngoái, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh lên thăm Lục Yên, đi ô tô một mạch vào nói chuyện với bà con ngay tại một nương đậu tương sát đường liên bản đã rất xúc động và mong ngày càng có nhiều “con đường sức dân” như thế!
Dịp 2-9 năm nay, thị trấn Yên Thế luôn đông đúc người, rực rỡ cờ, hoa chào đón danh hiệu Anh hùng Lao động. Nhưng có một nơi đông đúc khác là những hàng tạp hóa bày bán cuốc chim, xẻng, búa. Anh bán hàng khoe: "Dạo này làm đường nhiều, đắt khách lắm. Buôn về bao nhiêu bán cũng hết!”. Bà con tới mua ngày một đông. Nhìn những bàn tay chai sạn, thô ráp đang “nâng lên đặt xuống” những búa, cuốc chim, tôi lại nhớ đến hình ảnh con đường bê tông xuyên núi, chuyến vi hành lội bùn của người bí thư huyện ủy năm xưa…
Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN MINH