Cách đây không lâu, lên huyện miền núi Pác Nặm (Bắc Kạn) công tác, tôi được thượng tá Hoàng Ngọc Đa, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện mời dự buổi sinh hoạt quân chính của đơn vị. Điều đáng nói là không khí cuộc họp diễn ra khá sôi nổi và rất cởi mở, chưa đầy một giờ đã có hàng chục ý kiến phát biểu. Mỗi ý kiến đề cập trực tiếp đến một vấn đề cụ thể. Sau khi lắng nghe và
 |
Bác Hồ về thăm Hưng Yên. Ảnh TL |
tổng hợp theo từng ý kiến phát biểu của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Thượng tá Hoàng Ngọc Đa lần lượt trả lời, đi thẳng vào từng vấn đề. Có vấn đề theo cương vị, quyền hạn anh kết luận ngay, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người, từng cơ quan đảm nhiệm; có những vấn đề anh đề nghị được nghiên cứu thêm và trả lời trong thời gian xác định. Sau cuộc họp, anh tâm sự: “
Đó là thói quen khi công tác ở địa phương có đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Cái gì mình đã hứa thì phải làm cho bằng được. Nếu hứa mà không làm thì lần sau chẳng ai tin mình nữa. Mặt khác, giải quyết dứt điểm từng việc sẽ dễ hơn nhiều nếu cứ để nó “tích tụ” trở thành những vấn đề phức tạp, lúc ấy mình có muốn giải quyết cũng khó. Nói vậy, nhưng không phải mọi chuyện diễn ra suôn sẻ cả. Có việc đúng, có việc còn làm sai, song điều quan trọng là phải dũng cảm và có thái độ sửa chữa đúng đắn, kịp thời”.
Nói rồi, anh lấy từ tủ sách của mình một cuốn sổ tay đã nhuốm màu thời gian, nhưng dường như nó được cất giữ khá cẩn thận và giải thích: “Đây là cuốn sổ tôi ghi lại những lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ để cố gắng học và làm theo. Anh xem, chỉ riêng bức thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản thành công, ngày 18-8-1956, cũng đã chứa đựng bao điều cần học tập”. Bác viết: “… Vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc, cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức trong chính sách thuế nông nghiệp...”. Tiếp đó Người viết: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất…”. Không chỉ nhận rõ khuyết điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ những nội dung cần sửa chữa, đặc biệt, Người cho rằng: “Việc sửa chữa phải kiên quyết và có kế hoạch. Việc gì sửa được ngay thì phải làm ngay. Việc gì chưa sửa được ngay thì phải kết hợp kiểm tra lại mà làm…”. Những gì tôi làm từ trước tới nay cũng đều học từ Bác Hồ ngay chính trong bức thư này – anh Đa nói.
Ngẫm câu chuyện và phong cách làm việc của Thượng tá Hoàng Ngọc Đa, tôi thầm nghĩ: Trong cuộc sống hiện nay, một số cán bộ chỉ thấy khuyết điểm của người khác mà không thấy khuyết điểm của chính mình, thường đặt ra yêu cầu cao đối với cấp dưới, với nhân dân, nhưng lại dễ dãi với chính mình. Thậm chí, một số cán bộ trước nhân dân thì tỏ ra thành khẩn, nhưng sau đó vẫn chẳng mảy may sửa chữa. Chính sự thiếu dũng cảm nhận thiếu sót, khuyết điểm, đổ lỗi cho người khác, nói không đi đôi với làm của một bộ phận cán bộ là nguyên nhân làm xói mòn lòng tin của nhân dân với chính quyền cơ sở, đang xảy ra ở không ít địa phương.
VÂN HÀ