Dẫu chiến tranh đã lùi xa hơn 35 năm nhưng những hậu quả vẫn còn rất nặng nề. Hơn 1/4 lãnh thổ Việt Nam bị quân Mỹ rải chất độc da cam/đi-ô-xin đã làm gần 5 triệu người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng. Di chứng của nó để lại cho nhiều thế hệ và trở thành nỗi đau chung của toàn xã hội...
QĐND - Dẫu chiến tranh đã lùi xa hơn 35 năm nhưng những hậu quả vẫn còn rất nặng nề. Hơn 1/4 lãnh thổ Việt Nam bị quân Mỹ rải chất độc da cam/đi-ô-xin đã làm gần 5 triệu người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng. Di chứng của nó để lại cho nhiều thế hệ và trở thành nỗi đau chung của toàn xã hội.
Hậu quả những di chứng này còn rất nặng nề ở vùng căn cứ địa cách mạng Củ Chi - vùng đất được mệnh danh là “Đất thép”. Hiện nay, Củ Chi có đến 578 hộ với 603 đối tượng bị di chứng. Họ đã và đang nén nỗi đau thân xác lẫn tinh thần, ngày đêm vững tin vào ý chí, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Đó là những ánh mắt hồn nhiên, những nụ cười “vô cảm” và cả những giọt nước mắt đau xót tận trái tim. Họ đang rất cần sự quan tâm giúp đỡ, đùm bọc của các cá nhân, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cả cộng đồng quốc tế.
Mọi người hãy cùng tham gia đóng góp nguồn lực vào quá trình khắc phục hậu quả, xoa dịu nỗi đau của chất độc da cam/đi-ô-xin gây ra đối với môi trường và con người Việt Nam.
 |
Em Nguyễn Hoài Thương, sinh năm 2008, ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi nắn nót từng nét vẽ.
|
 |
Nữ doanh nhân Phạm Thị Thủy Tiên (phải) tặng quà cho em Nguyễn Lê Hậu, sinh năm 2002, ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi bị liệt toàn thân.
|
 |
Em Phạm Thị Mỹ Hoa, sinh năm 1994, ở xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, bị bại não.
|
 |
Đại tá Đinh Hải Sơn, đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi gia đình em Lương Gia Như, sinh năm 2002, ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, bị liệt toàn thân.
|
 |
Em Nguyễn Thị Yến Nhi, sinh năm 2000, ở xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, bị bại não.
|
Phóng sự ảnh của Lê Hùng Khoa