Để nhiệm vụ xây dựng thế trận Bảo vệ Tổ quốc nền Quốc phòng toàn dân trên vùng biển đảo của Tổ quốc vững chắc, những giải pháp cơ bản cần thực hiện tốt, đó là:
Một là: Bồi dưỡng, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của đất nước. Tuyên truyền nhân dân các vùng ven biển, trên các đảo nhận thức rõ tầm quan trọng, nội dung và nâng cao ý thức tự giác về trách nhiệm bảo vệ vùng biển, đảo; kịp thời phát hiện và báo cáo những vấn đề bất thường xảy ra trên biển cho lực lượng chức năng.
Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trên biển, nòng cốt là Bộ đội Hải quân được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; bố trí một cách hợp lý trên các vùng biển, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống trên biển đảo. |
Tập trung xây dựng các Khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh (thành phố) ven biển vững chắc, gắn với chính sách phát triển dân cư trên một số đảo …tăng cường các hoạt động khai thác đánh bắt thuỷ sản trên biển. Đặc biệt tăng cường hoạt động trên các khu vực biển xa làm chỗ dựa cho hoạt động bảo vệ vùng biển. Quan tâm đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội trên các đảo xa bờ, tăng cường mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc giữa các tuyến đảo và đất liền, làm cho các địa phương được củng cố một bước cả về lực lượng và về thế trận để giữ vững ổn định về chính trị và xã hội, phát triển được kinh tế củng cố quốc phòng tại chỗ sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh có thể xảy ra.
Thực hiện chiến lược biển mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá X) đề ra, bao gồm chiến lược phát triển kinh tế biển, chiến lược quốc phòng trên biển và các kế hoạch nghiên cứu, khảo sát, thăm dò biển và tài nguyên biển.
Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trên biển, nòng cốt là Bộ đội Hải quân được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; bố trí một cách hợp lý trên các vùng biển, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống trên biển đảo.
Củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng huấn luyện đối với các đơn vị dân quân tự vệ biển của các xã, huyện ven biển, các đảo, các xí nghiệp đánh cá quốc doanh và các đoàn tàu đánh cá xa bờ của các địa phương. Bồi dưỡng, giáo dục cho lực lượng dân quân, tự vệ biển hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động, sản xuất trên biển, nhằm nâng cao cảnh giác, phát hiện kịp thời các hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta của tàu, thuyền nước ngoài, thông báo kịp thời cho các lực lượng chức năng. Đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý kế hoạch huấn luyện quân sự cho các lực lượng dân quân, tự vệ biển và các lực lượng trong KVPT. Chấn chỉnh và kiện toàn hệ thống quân dự bị động viên.
 |
Hai là: Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng tham gia bảo vệ và quản lý biển mà nòng cốt và trung tâm hiệp đồng là lực lượng hải quân. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vùng biển. Lập kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ giữa hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, hải quan, lực lượng kiểm ngư, các địa phương ven biển…, nòng cốt và trung tâm hiệp đồng là Quân chủng Hải quân. Hướng hoạt động bảo vệ và quản lý biển của tất cả các lực lượng theo một kế hoạch tổng thể, đồng bộ, thống nhất; với sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng; tránh phân tán, chồng chéo và thiếu hiệu quả.
Ba là: Bổ sung, kiện toàn hệ thống văn bản pháp quy về quản lý biển, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ và quản lý biển.
Lập kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ giữa hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, hải quan, lực lượng kiểm ngư, các địa phương ven biển…, nòng cốt và trung tâm hiệp đồng là Quân chủng Hải quân. Hướng hoạt động bảo vệ và quản lý biển của tất cả các lực lượng theo một kế hoạch tổng thể, đồng bộ, thống nhất; với sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng; tránh phân tán, chồng chéo và thiếu hiệu quả. |
Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý biển tuy đang từng bước được bổ sung và kiện toàn; một số nghị định, pháp lệnh được soạn thảo và ban hành đã lâu, không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Vì vậy, cần phải được bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản mới để thay thế.
Bốn là: Xây dựng hệ thống căn cứ hậu phương bảo đảm cho công tác quản lý biển và hoạt động chiến đấu của các lực lượng bảo vệ, quản lý biển mà chủ yếu là lực lượng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng.
Xây dựng hệ thống căn cứ bảo đảm trú đậu an toàn cho tàu thuyền của lực lượng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng. Đồng thời, bảo đảm có thể triển khai các lực lượng này hoạt động trên biển một cách nhanh chóng, kịp thời.
Chuẩn bị các cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật dã chiến nhằm bổ sung cho các tàu thuyền hoạt động chiến đấu trên biển các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật, lương thực, thực phẩm…trong trường hợp các căn cứ chính bị đối phương đánh phá, phong toả.
Năm là: Quan tâm đầu tư mua sắm tàu thuyền, vũ khí, khí tài để trang bị cho các lực lượng quản lý biển. Xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ.
Xây dựng thế trận QPTD trên viển vững chắc là một trong những giải pháp rất quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng nền QPTD./.
Nguyễn Viết Nhiên