Các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" đã nộp khắc phục hậu quả hàng trăm tỷ đồng. Trong đó chỉ riêng ông Nguyễn Anh Tuấn đã nộp 1,85 triệu USD (hơn 42,5 tỷ đồng) và bị cáo Phạm Trung Kiên nộp 42 tỷ đồng tiền khắc phục.
Tính đến ngày hôm qua (27-7), TAND TP Hà Nội đã ghi nhận các bị cáo khắc phục hậu quả hàng trăm tỷ đồng. Người nộp khắc phục nhiều nhất là cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội) với số tiền 1,85 triệu USD (tương đương hơn 42,5 tỷ đồng). Ông Tuấn bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 2-3 năm tù về tội Môi giới hối lộ.
    |
 |
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó tổng Giám đốc Blue Sky) tại phiên tòa. |
Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) được ghi nhận nộp khắc phục hậu quả 42 tỷ đồng. Phạm Trung Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ 253 lần, với số tiền hơn 42,5 tỷ đồng. VKS đề nghị tòa tuyên mức án Tử hình với bị cáo này.
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, đã nộp khắc phục 16 tỷ đồng. Ông Dũng bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 12-13 năm tù.
Cựu Phó trưởng phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) Vũ Anh Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ 27 tỷ đồng. Đến nay, ông Vũ Anh Tuấn đã nộp khắc phục hơn 20 tỷ đồng.
Trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, ông Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý Phó thủ tướng) nộp hơn 4,4 tỷ đồng; Trần Văn Dự (cựu Phó cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh) nộp hơn 3,1 tỷ đồng; Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỷ đồng.
Nhóm bị cáo đưa hối lộ là các chủ doanh nghiệp, đến nay Hội đồng Xét xử ghi nhận họ đã nộp từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Viện kiểm sát xác định, từ cuối năm 2020, lợi dụng chủ trương đưa công dân về nước, một số doanh nghiệp đã hối lộ số tiền lớn cho nhiều cá nhân có trách nhiệm cấp phép chuyến bay combo. Tổng số tiền đưa nhận hối lộ trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" được xác định khoảng 165 tỷ đồng.
Tại tòa, các chủ doanh nghiệp khai một số trường hợp bị ép phải đưa tiền, điển hình như trường hợp của bị cáo Phạm Trung Kiên. Khai tại tòa, Kiên thừa nhận có một số lần "đề xuất doanh nghiệp chi cảm ơn".
Quá trình điều tra vụ án, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng thông qua Nguyễn Anh Tuấn để nhờ Hoàng Văn Hưng (khi đó là điều tra viên của vụ án) giúp cho Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Bluesky) không bị xử lý hình sự.
Nhưng sau đó, cả Hằng và Sơn đều bị bắt. Khai tại tòa, Hoàng Văn Hưng hoàn toàn phủ nhận việc nhận tiền từ Hằng và Tuấn. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng, dựa vào lời khai, đối chất và các chứng cứ khác, đủ cơ sở kết luận Hoàng Văn Hưng lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 800.000 USD. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên mức án 19-20 năm tù đối với bị cáo Hoàng Văn Hưng.
|
Theo VOV
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.
Sáng 22-7, tại phiên tòa xét xử vụ "Chuyến bay giải cứu", các bị cáo được nói lời sau cùng, trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Trình bày trước tòa, nhiều bị cáo đã cảm ơn cơ quan điều tra, đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử đã công tâm lắng nghe, giúp các bị cáo nhận thức được sai phạm, ăn năn hối lỗi, đồng thời nêu những động thái tích cực của bị cáo trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án… và mong được Hội đồng xét xử xem xét thấu tình đạt lý, cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Sáng 21-7, trong phần đối đáp tại phiên tòa xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu”, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, các bị cáo nhận hối lộ đều trực tiếp tham gia một công đoạn trong chuỗi quy trình cấp phép chuyến bay. Việc thực hiện chức trách của họ đóng vai trò đẩy nhanh hoặc làm chậm quy trình này, từ đó tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hành vi phạm tội của các bị cáo chính là liên minh lợi ích để trục lợi từ cấp phép các chuyến bay giải cứu.