Đồng chí Lò Văn Yên công tác tại Quân khu 2 hỏi: Quân nhân bị suy giảm khả năng lao động thì độ tuổi nghỉ hưu được Bộ luật Lao động quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội, quy định: Quân nhân có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong 2 trường hợp sau:
- Một là: có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động (giảm 10 tuổi so với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, cụ thể năm 2023 là đủ 50 tuổi 09 tháng đối với nam và đủ 46 tuổi đối với nữ).
- Hai là: có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (không phụ thuộc vào tuổi đời).
Tuy nhiên, trường hợp quân nhân nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, thì phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu đi 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
THANH HẢI
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.
* Hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, ngoài nghỉ phép hằng năm thì sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình còn được nghỉ thêm bao nhiêu ngày, điều kiện như thế nào?
Triển khai nhiệm vụ, giải pháp "Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" được xác định trong Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Nậm Pồ tổ chức tuyên truyền, phát động “Phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép” ở khu vực biên giới tại bản Púng Pa Kha, xã Nà Bủng.