Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, huyện Mèo Vạc có hơn 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 78%, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Các vấn đề xã hội, dân tộc, tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, cấp ủy chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang huyện đã áp dụng linh hoạt những phương pháp tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh về hình thức, như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh; thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các hội thi, tọa đàm; nội dung tuyên truyền được biên soạn ngắn gọn, súc tích, tuyên truyền bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số để người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận.
 |
Xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc tuyên truyền pháp luật và cho người dân ký cam kết thực hiện. |
 |
Các ban, ngành chức năng huyện Mèo Vạc tăng cường công tác tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa. |
 |
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân khu vực biên giới của hai nước. |
 |
Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tuyên truyền cho người dân từ bỏ tà đạo, quay lại phong tục tập quán truyền thống của dân tộc tại xã Thượng Phùng (Mèo Vạc). |
HÀ LINH (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.
Sáng 12-3, Ban CHQS huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tổ chức trao cây giống tặng hộ nghèo và quà tặng học sinh xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.
Huyện Mèo Vạc là một huyện nghèo của tỉnh Hà Giang, với hơn 78% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống của người dân nơi đây tuy đã có thay đổi, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, trong đó có hủ tục trong tổ chức tang ma. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hủ tục này đang dần được loại bỏ, hướng người dân xây dựng đời sống văn minh.