Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính liên tục nhận được thông tin về tình trạng giả mạo văn bản của Bộ Tài chính, giả mạo con dấu chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính, giả mạo website của Bộ Tài chính. Thường gặp nhất là giả mạo giấy xác nhận ủy quyền; giả mạo Bản cam kết thực hiện ủy quyền và tất toán tiền để yêu cầu người dân chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo thông qua website giả mạo của Bộ Tài chính.
 |
Đối tượng lừa đảo giả mạo trang website của Bộ Tài chính. Ảnh: Vietnam+ |
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức của Bộ Tài chính và Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng. Đồng thời, khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo cần tố giác với cơ quan chức năng để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ các hành vi giả mạo văn bản, chữ ký, con dấu của lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Tài chính.
TẠ TUẤN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án thanh toán xử lý đơn hàng online của Công ty TNHH Recess (Lazada)”.
Ngày 29-5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng”.
Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.