Kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2023 đạt 3,66 tỷ USD - tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất từng đạt được năm 2011 là 3,65 tỷ USD.
Đáng chú ý là với giá trị xuất khẩu đạt được là 3,66 tỷ USD thì khối lượng gạo xuất khẩu chỉ 6,6 triệu tấn; trong khi năm 2011, để đạt được 3,65 tỷ USD thì cần tới 7,1 triệu tấn gạo.
 |
Xuất khẩu gạo đạt giá trị cao là do giá gạo xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao. Ảnh minh họa: thuongtruong.com.vn |
Xuất khẩu gạo đạt giá trị cao là do giá gạo xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao, đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có thời điểm giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên đến gần 650 USD/tấn.
Trong 8 tháng, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 13,5%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 12,4%. Ngoài ra khu vực thị trường EU (Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ...), châu Phi (Ghana, Angola...) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.
Thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới.
CHUNG VIỆT
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2023 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất đã từng đạt được năm 2011 (3,65 tỷ USD).
Giá gạo tại các nước xuất khẩu, gồm Thái Lan và Việt Nam, đã tăng khoảng 20%, kể từ khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu một số loại gạo, khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Sự thay đổi chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo khiến thị trường thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động, mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam cả về lượng và giá. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia. Bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực, giữ vững đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ xuyên suốt được các bộ, ngành quan tâm thực hiện.