Công văn số 5694/VPCP-CN ngày 27-7-2023 của Văn phòng Chính phủ nêu, báo chí ngày 20-7-2023 có phản ánh thông tin: Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may, theo đó đưa ra quy tắc bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất dệt may đảm nhận trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm dệt may, đồng thời hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp châu Âu.
    |
 |
May hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Gia Tộc, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Ảnh: TTXVN |
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh nêu trên, xây dựng giải pháp triển khai phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8-2023.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Trước bối cảnh xuất khẩu gặp khó, việc khai thác thị trường nội địa với sức mua 100 triệu dân chính là bệ đỡ giúp doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất, kinh doanh. Để tránh phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng hơn đến việc chiếm thị phần trong nước.
Bức tranh ngành dệt may nửa đầu năm 2023 rất trầm lắng, kim ngạch xuất khẩu của ngành chỉ đạt hơn 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Những tháng cuối năm, tín hiệu cho ngành dệt may cũng khá ảm đạm, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 45-47 tỷ USD trong năm 2023 rất khó khả thi. Trong bối cảnh khó khăn, lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) dệt may tiếp tục xoay xở mọi cách để có đơn hàng nhằm duy trì sản xuất, cố gắng giữ chân người lao động.