Trong kỷ nguyên công nghệ 5.0, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán không chạm hay bằng QR code đang trở nên phổ biến và dần được thay thế bằng hình thức thanh toán điện tử như thanh toán thẻ qua máy POS, giao dịch thương mại điện tử...
Cùng các doanh nghiệp lớn, vốn đã có thế mạnh về khoa học - công nghệ và tiềm lực tài chính, các hộ gia đình hay cá nhân kinh doanh nhỏ cũng tham gia vào “cuộc đua” này, mà trong đó hình thức thanh toán không tiền mặt đang dần phổ biến và trở thành thói quen của nhiều người.
Với nhiều hoạt động chỉ đạo kiên quyết và hiệu quả, nổi bật trong đó là Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, việc quét mã QR mỗi khi mua hàng được nhiều người dân ủng hộ và quan tâm.
Chị Anh Thư (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Khi thanh toán bằng mã QR, mình có thể dễ dàng quản lý số tiền chi tiêu sau mỗi lần thanh toán, đồng thời rất thuận tiện và nhanh chóng”.
Ưu điểm của thanh toán bằng QR code là chi phí đầu tư thấp và thời gian triển khai nhanh. Ngoài ra, thanh toán với mã QR sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn toàn mới, tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, hình thức thanh toán này lại cũng tiềm ẩn những rủi ro về an toàn, an ninh mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng.
 |
Hình ảnh thanh toán bằng mã QR code dần phổ biến.
|
 |
Bên cạnh các trung tâm thương mại lớn, các điểm kinh doanh nhỏ lẻ cũng chấp nhận thanh toán bằng QR code. |
 |
Sự hiện diện của mã QR cho các giao dịch thường ngày. |
 |
Sử dụng mã QR mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng trong việc thanh toán. |
 |
Khách hàng thanh toán bằng mã QR tại các cửa hàng tiện lợi. |
Tin, ảnh: NGỌC TRÂM
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, không đơn thuần có giá trị về mặt kinh tế mà còn là cách tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh.