Ngày 22-9, Tạp chí Công Thương tổ chức tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA”.
Trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, mạnh, với mức tăng trưởng từ 13-15%/năm. Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quá trình tham gia và thực thi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó có Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mang lại những cơ hội về thu hút đầu tư, gia tăng nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên quá trình này cũng đang bộc lộ những thách thức mà ngành logistics Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới.
 |
Các khách mời tham gia tọa đàm. |
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Trong đó, dịch vụ logistics có các cam kết đáng chú ý, theo hướng mở cửa mạnh hơn đáng kể so với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh các cơ hội và tiềm năng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA mang lại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam phần lớn ở quy mô nhỏ và vừa, tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thực tiễn phát triển dẫn đến chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoành Khánh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng cho biết, tận dụng các cơ hội trong EVFTA, doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu, trong năm 2021 cao su Đà Nẵng tăng trưởng xuất khẩu hơn 36%, đây là con số rất lớn và đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2022 thị phần xuất khẩu cũng đặc biệt tăng. Tuy nhiên theo ông Hoàng Khánh Nhựt, logistics là một chi phí rất lớn trong cấu thành giá trị của sản phẩm. Có những giai đoạn khó khăn như năm 2021 chi phí logistics đã tăng hàng chục lần. Đây cũng là một điểm rất khó khăn để cho các doanh nghiệp cân đối chi phí trong sản xuất.
Tin, ảnh: VŨ DUNG
Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng sau gần 25 năm hình thành, đến nay hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Để thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới trên tuyến EWEC đòi hỏi cần có chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ logistics phù hợp.
Tại phiên thảo luận "Cơ hội cho ngành logistics sau đại dịch" trong khuôn khổ Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" diễn ra sáng 28-4, tại Hà Nội, nhiều diễn giả đã chỉ ra rằng, thị trường logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng còn hạn chế.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" diễn ra sáng 28-4, tại Hà Nội.