Cơm rượu, bánh tro hay trái cây là những mặt hàng bán chạy trong ngày Tết Đoan ngọ, hay còn gọi là Tết "diệt sâu bọ"...
Theo quan niệm dân gian, ngay từ sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5-5 âm lịch), sau khi thức dậy, người dân sẽ làm lễ cúng với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu, cũng như tiêu diệt những loài gây bệnh cho con người, vật nuôi.
Đồ cúng thường là các loại hoa quả đặc trưng như mận, vải, hay bánh tro... Chính vì vậy, giá những mặt hàng này vào dịp Tết Đoan Ngọ thường biến động tăng hơn so với ngày thường.
Ghi nhận của phóng viên vào chiều 9-6 và sáng 10-6 tại các khu chợ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, rất đông người mua hoa, quả về thắp hương Tết Đoan Ngọ. Loại trái cây được người dân mua nhiều nhất là vải thiều, mận hậu, vì đây là 2 loại trái cây truyền thống thường được người dân mua về thắp hương vào ngày Tết Đoan Ngọ theo tục lệ cổ truyền.
 |
Vải thiều loại quả to đẹp, chín đều quả có giá bán lên đến 80.000 - 90.000 đồng/kg. |
 |
Mỗi hộp 1kg rượu nếp cái được bán với giá dao động từ 50.000 - 60.000 đối với rượu cái thường; 80.000 – 100.000 đồng với rượu nếp cẩm. |
 |
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều tiểu thương có thể bán được vài tạ mận/ngày do lượng khách mua cao. |
 |
Mận hậu vài ngày trước, giá chỉ dao động từ 50.000 – 65.000 đồng/kg loại ngon nhưng đến hôm nay, tại nhiều nơi giá bán đã lên đến 70.000 – 95.000 đồng/kg (tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg). |
Tin, ảnh: PHẠM HƯNG - THIÊN HUY
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Hôm nay (mồng 5 tháng 5 Âm lịch) là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp Tết quan trọng hay còn được gọi là “Tết giết sâu bọ”.
Diễn ra từ ngày 6 đến 9-6, Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức có nhiều hoạt động đặc sắc hấp dẫn nhân dân và du khách, như: