Theo Báo cáo tình hình thương mại toàn cầu tháng 12-2023 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), tổng thương mại toàn cầu năm 2023 giảm khoảng 5,0% so với năm 2022. Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Những giải pháp kịp thời đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 đạt được những kết quả tích cực, giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

leftcenterrightdel
 TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo.

Cụ thể, GDP năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022; CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022, đây là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 đến 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008-2023; lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với bình quân năm 2022...

leftcenterrightdel
Quang cảnh buổi hội thảo. 

Về dự báo kinh tế năm 2024, triển vọng kinh tế thế 2014, các chuyên gia dự báo sẽ lạc quan hơn, như: Xuất, nhập khẩu phục hồi nhờ đơn đặt hàng bên ngoài tăng, dòng vốn FDI vào tiếp tục tăng từ nửa cuối năm 2023 sẽ góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế, kinh tế vĩ vô tương đối ổn định…

Mặt khác, áp lực lạm phát trong năm 2024 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình. Mặc dù vậy, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4-4,5% Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi. 

Tin, ảnh: THU HOÀI 

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.