Việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững.

 

leftcenterrightdel

Các khách mời chia sẻ tại toạ đàm "Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới".

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, trong vòng 10 năm từ 2010-2020, Bộ Công Thương đã làm được rất nhiều hoạt động để tiêu thụ hàng hóa đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật là Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động về hội chợ, các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình khuyến công quốc gia. Đặc biệt, Chương trình Phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo được tổ chức từ năm 2015 tới năm 2025 đã phát huy nhiều hiệu quả.

 

leftcenterrightdel
Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước chia sẻ tại toạ đàm. 

Để đưa sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc miền núi có chỗ đứng trên thị trường, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, muốn lên tầm cao mới thì các sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi cũng phải đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh, an toàn, chất lượng. Đồng thời, để đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, thương mại điện tử xuyên biên giới…

Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống chợ của đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động có bản sắc, có hiệu quả kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Tin, ảnh: VŨ DUNG