Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, lũy kế từ đầu năm đến ngày 21-6, có 41 doanh nghiệp đã phát hành 110.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Con số này gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, tổ chức tín dụng phát hành 69.600 tỷ đồng, doanh nghiệp bất động sản phát hành 31.500 tỷ đồng.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư là tổ chức mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp chiếm gần 95% khối lượng phát hành, tập trung vào các tổ chức tín dụng (53,5%) và công ty chứng khoán (21,9%). Còn các nhà đầu tư cá nhân, tỷ lệ mua 5,2%.
 |
Từ đầu năm đến ngày 21-6, có 41 doanh nghiệp đã phát hành 110.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ảnh minh họa: VGP
|
Lãi suất phát hành bình quân 7,41%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 3,78 năm. Chỉ 14,5% trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm. Khối lượng mua lại trước hạn là 59.800 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023.
Để tiếp tục ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ngoài những giải pháp vĩ mô như kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ Tài chính cho biết sẽ nâng cao chất lượng trên thị trường này. Qua đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh, ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn...
VIỆT CHUNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23-11-2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (giảm 45,1% so với cùng kỳ năm 2022); khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022).