Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chia sẻ tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra tại Hà Nội chiều 5-5.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, trước đây Bộ Tài chính có thông tin là cần 60.000 tỉ đồng để thực hiện việc tăng lương cho 6 tháng cuối năm 2023. Hiện nay con số chính xác là hơn 59.000 tỉ đồng.
"Với số tiền này, chúng tôi đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 là 12.000 tỉ đồng. Còn 47.000 tỉ đồng khác được bố trí từ nguồn tăng thu dành cho cải cách tiền lương, trong đó ngân sách địa phương là 27.000 tỉ đồng, ngân sách Trung ương là 20.000 tỉ đồng", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi thông tin thêm.
    |
 |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Chính phủ đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn lực để phục vụ cho chính sách tăng lương tối thiểu và cải cách tiền lương 6 tháng cuối năm 2023 - Ảnh: VGP
|
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn lực để phục vụ cho chính sách về tăng lương và cải cách tiền lương 6 tháng cuối năm 2023.
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Bộ Nội vụ đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ điều chỉnh lương cơ sở.
Trước kỳ nghỉ lễ vừa qua, Bộ Tư pháp đã họp thẩm định về vấn đề này. Bộ Nội vụ sẽ tiếp thu, giải trình các ý kiến và trình Chính phủ trong tháng 5-2023 về Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để bảo đảm thực hiện từ 1-7-2023 tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng đến 1,8 triệu đồng.
TTXVN
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến xây dựng Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ 1-7-2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.
Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, từ ngày 1-7 tới, lực lượng vũ trang và 8 nhóm đối tượng khác sẽ được tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người lao động, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, năng suất và hiệu quả công tác, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Khi nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện chính sách tiền lương là yêu cầu cấp bách và cần thiết.