Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR chỉ giảm nhẹ xuống còn 94% vào cuối quý 3-2023 so với 98% vào cuối quý 2 liền trước - bằng với mức cuối năm 2020. Điều này theo chuyên gia phân tích VNDirect, bộ đệm dự phòng tốt hơn của ngành trong những năm qua.
|
|
Tỷ lệ nợ xấu vẫn đang ở mức cao. Ảnh: thoibaonganhang.vn
|
Ngoài ra, VNDirect nhận thấy có một tín hiệu tích cực khi tổng % nợ nhóm 2 giảm đã xuống còn 2,3% vào cuối quý 3-2023 so với 2,5% vào cuối quý 2 liền trước, cho thấy sự hình thành nợ xấu đang chậm lại.
Song trong bối cảnh hoạt động kinh tế còn đang khó khăn, chi phí dự phòng có thể sẽ tiếp tục bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý tới, VNDirect dự báo. Về tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, VNDirect cho biết vào cuối quý 3-2023 đã tăng 7% so với đầu năm - thấp hơn nhiều dự kiến. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thu hẹp nhưng nguồn huy động chi phí thấp đang dần cho thấy hiệu quả.
Theo Tuổi trẻ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Thời gian qua, bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Để góp phần vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô thì ngành ngân hàng cần tiếp tục có những biện pháp quyết liệt trong việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.
Quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.