Đến ngày 31-12-2023, BIDV tiếp tục dẫn đầu về quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đạt 2,26 triệu tỷ đồng; tổng số khách hàng doanh nghiệp đạt khoảng 500.000 khách hàng. Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng nhanh và liên tục, đứng số 1 về thị phần tại Việt Nam.

Với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm, lấy công nghệ làm khâu đột phá”, BIDV trở thành đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ; số hóa quy trình từ khâu tiếp nhận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đến phê duyệt, giải ngân nhằm đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian xử lý; tích cực phát triển và đưa các sản phẩm dịch vụ lên kênh số hóa, trong đó phải kể đến ứng dụng BIDV iBank, BIDV iConnect... 

leftcenterrightdel

Khách hàng giao dịch tại BIDV được nhân viên ngân hàng tư vấn chu đáo. Ảnh: VĂN NGUYÊN

Mới đây, nhằm cung cấp giải pháp tài chính và trải nghiệm dịch vụ liền mạch trên không gian số, BIDV đã ra mắt hệ thống Open API giúp tích hợp dịch vụ ngân hàng vào các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số của khách hàng. Ngoài ra, BIDV đã triển khai nền tảng số SMEasy (https://smeasy.bidv.com.vn) để cung cấp đồng bộ các giải pháp tài chính và phi tài chính cho khách hàng; hỗ trợ gia tăng nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giao diện nền tảng được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho doanh nhân nữ với thông điệp “Tỏa sáng cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”. 

Trong năm 2023, BIDV đã thực hiện 7 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay với mức giảm từ 1,6% đến 1,8%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, BIDV còn chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng để thực hiện đăng ký hạn mức hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Ngay từ đầu năm 2023, BIDV đã triển khai các gói tín dụng cạnh tranh với tổng quy mô hơn 400.000 tỷ đồng; áp dụng quy trình cấp tín dụng riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp siêu nhỏ, cắt giảm 20-30% thời gian xử lý cấp tín dụng cho khách hàng; xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tài sản bảo đảm. 

BIDV cũng tích cực triển khai các cơ chế tài trợ chuỗi cung ứng; số hóa trải nghiệm khách hàng lên phần mềm BIDV SCF với tính năng tự động gửi và phê duyệt đề nghị ứng trước, từ đó giúp khách hàng tiết kiệm thời gian làm hồ sơ, thủ tục. Cùng với đó, BIDV đã triển khai công tác hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động cho doanh nghiệp thông qua các hội thảo chuyên đề; tư vấn giải pháp hỗ trợ kinh doanh; kết nối thông tin; đào tạo nâng cao năng lực tài chính, quản trị cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

Với mục tiêu “hướng tới sự phát triển bền vững”, BIDV xác định đưa tín dụng xanh, tài chính xanh trở thành lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Theo đó, BIDV triển khai đa dạng các chương trình tín dụng xanh ưu đãi từ nguồn vốn thương mại, vốn ủy thác, đặc biệt từ phát hành trái phiếu xanh. Nguồn vốn xanh của BIDV được dành cho các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo; năng lượng sạch; giao thông không khói; các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu... 

ANH MINH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.