Dự thảo lần này quy định, đối với các chức danh được bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác từ thứ trưởng trở xuống (thứ trưởng và tương đương ở Trung ương; phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập). Xe ô tô tại các cơ quan lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xe phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và xe phục vụ lễ tân đối ngoại của Nhà nước được thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ. 

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa/nguồn thoibaotaichinhvietnam.vn.
Theo Cục Quản lý công sản, tính đến hết năm 2016, cả nước có hơn 34.300 xe ô tô công. Trong đó xe sử dụng theo chức danh là 864 chiếc, xe công tác chung 17.047 chiếc, xe chuyên dùng 16.330 chiếc. Giá mua xe ô tô và điều chỉnh giá mua xe ô tô cơ bản kế thừa quy định hiện hành. Riêng giá mua xe 2 cầu, dự kiến đề xuất tăng từ 1 tỷ 40 triệu đồng lên 1 tỷ 100 triệu đồng (tăng 60 triệu đồng/xe) để phù hợp với giá thị trường của chủng loại xe 2 cầu, đáp ứng được nhu cầu đi lại tại các địa bàn miền núi. Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo 2 phương án. Phương án I, đưa chi phí sử dụng xe vào thu nhập với mức 6.500.000 đồng/tháng; mức khoán này được điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm hơn 20%. Phương án II, mức khoán kinh phí xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà đến cơ quan, khoảng cách đi công tác, bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định. Đơn giá khoán là 16.000 đồng/km; được điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm hơn 20% hoặc trên cơ sở đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện công cộng tương đương trên thị trường tại địa phương.

 HOÀNG GIANG