Đây là những nghị quyết mang tính đột phá về tư duy trong việc tạo môi trường thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, rào cản để doanh nghiệp phát triển, trên nền tảng của hệ thống pháp luật được xây dựng, điều chỉnh phù hợp, cắt giảm thủ tục hành chính, không bị lợi ích nhóm chi phối. Đồng thời đây cũng là “kim chỉ nam” để các bộ, ngành nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng đưa ra phương châm hành động.

Ngành ngân hàng đã kịp thời đưa ra giải pháp và nhiệm vụ biến nghị quyết của Chính phủ thành hành động cụ thể, với lộ trình thực hiện, giám sát kết quả rõ ràng và minh bạch. Theo đó ngày 28-6-2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 05 về triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 1355/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

Các giải pháp đồng bộ, cụ thể

Các nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra toàn diện, cụ thể để thực hiện tốt chức năng chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế; trong đó đặc biệt tập trung vào các trụ cột cốt lõi của việc điều hành chính sách tiền tệ, phát triển hệ thống thanh toán và nâng cao năng lực, hiệu quả của thanh tra giám sát và minh bạch hóa thông tin trên chủ trương chung là cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người dân với tầm nhìn phát triển hệ thống bảo đảm an toàn, lành mạnh và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần cải thiện Chỉ số tiếp cận tín dụng, trong đó tập trung vào hỗ trợ nâng cao xếp hạng tín dụng quốc gia; nâng cao mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế; nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế; cải thiện và minh bạch hệ thống thông tin tín dụng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa), tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn. Ảnh: Minh Tiến 

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với Ngân hàng Nhà nước; cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao dự trữ ngoại hối nhà nước, góp phần tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành trong công tác theo dõi, giám sát ổn định tài chính. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin. Tăng cường phối hợp giữa NHNN và các cơ quan liên quan trong công tác thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam... Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ; đa dạng hóa và đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; tăng cường hoạt động giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn đối với các hệ thống thanh toán. Tăng cường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, bảo đảm đủ vốn tự có theo chuẩn mực Basel II. Đổi mới và phát triển hê%3ḅ thống quản trị ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị ngân hàng hiê%3ḅn đại, trong đó tập trung nâng cao hiê%3ḅu quả của các hê%3ḅ thống quản trị rủi ro, hê%3ḅ thống kiểm soát, kiểm toán nô%3ḅi bô%3ḅ.

Khẩn trương xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 nhằm cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là nợ xấu của tổ chức tín dụng yếu kém. Tổ chức triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường với phương án được phê duyê%3ḅt, đồng thời từng bước hình thành thị trường mua, bán nợ. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ của Việt Nam. Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng có khả năng và cam kết mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp... Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, đặc biệt là triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên cơ sở khả năng tài chính áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, bảo đảm an toàn tài chính trong hoạt động. Phối hợp với các bộ, ngành để rà soát, xây dựng, sửa đổi, tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua các quỹ bảo lãnh, quỹ phát triển doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực tài chính doanh nghiệp...

Triển khai ngay đến từng cán bộ, công chức ngân hàng

Lộ trình thực hiện nhiệm vụ và giải pháp được ngành ngân hàng chia thành các năm, các giai đoạn cụ thể như năm 2016, năm 2017 và giai đoạn 2018-2020. Trong khi thực hiện, các đơn vị báo cáo kết quả cũng như vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, tất cả các công chức, viên chức, người lao động ngành ngân hàng đều được quán triệt về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; vai trò, ý nghĩa của công tác cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp nêu tại Kế hoạch hành động, bảo đảm đúng lộ trình và đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó, tập trung vào một số đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng.

Ngay sau khi Chỉ thị ban hành, toàn hệ thống ngân hàng đã vào cuộc quyết liệt để triển khai, đặc biệt là tại các vụ, cục tại Ngân hàng Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao. Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, Ban lãnh đạo NHNN do Thống đốc chủ trì đã họp để rà soát lại những kiến nghị, vướng mắc từ các tổ chức tín dụng, có phương án xử lý và thực hiện cải cách thủ tục hành chính ngay tại Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc chỉ đạo phải rà soát và cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, mặc dù ngành ngân hàng là ngành đặc thù. Theo hướng đó, Phó thống đốc Đào Minh Tú đã chủ trì họp với lãnh đạo tất cả các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu báo cáo và xây dựng phương án cắt giảm thủ tục hành chính, đặc biệt trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng và các cơ quan chức năng liên quan.

Với những giải pháp, quyết tâm và cách làm quyết liệt như vậy, tin chắc rằng, nghị quyết của Chính phủ đã trở thành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, hệ thống ngân hàng sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

THÚY SEN