Tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước

EWEC là dự án nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa 4 quốc gia Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. EWEC chính thức thông tuyến vào ngày 20-12-2006. Đây là một trong những tuyến giao thông huyết mạch, có chiều dài 1.450km, đi qua 13 tỉnh, thành phố của 4 quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) là Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam, EWEC bắt đầu từ Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) chạy dọc theo Quốc lộ 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở TP Đông Hà và kết thúc tại cảng biển Tiên Sa (TP Đà Nẵng). EWEC là tuyến hành lang kinh tế có triển vọng nhất ở khu vực miền Trung, với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, đầu tư, du lịch… EWEC không chỉ khơi dâ%3ḅy khả năng phối hợp phát triển giữa các thành phố lớn mà còn giao cắt các trục tuyến giao thông Bắc-Nam của cả 4 nước GMS. Ngoài ra, EWEC cũng có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nhờ tính đa dạng sinh học và truyền thống lịch sử văn hóa phong phú lâu đời như di sản Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan; Cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế) và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) ở Việt Nam…

leftcenterrightdel

Du khách tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây Đà Nẵng 2017.  

Tại Hội thảo “Hợp tác và phát triển dịch vụ trên tuyến EWEC” do Sở Công Thương TP Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng tổ chức mới đây, các chuyên gia, diễn giả nhận định: Trong giai đoạn vừa qua, hợp tác giữa các nước trên tuyến EWEC đạt được nhiều kết quả tích cực. Tác đô%3ḅng rõ ràng nhất của EWEC đến lĩnh vực thương mại là Hiê%3ḅp định tạo thuâ%3ḅn lợi vâ%3ḅn chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước GMS (Hiệp định GMS-CBTA) và triển khai kiểm tra hải quan mô%3ḅt cửa, mô%3ḅt điểm dừng. Ngoài ra, nhiều hiệp định song phương đã được ký kết giữa Việt Nam - Lào, Thái Lan - Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước. Bên cạnh đó, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vâ%3ḅn tải gồm các dự án giao thông (hợp tác phần cứng) và cơ chế, chính sách (hợp tác phần mềm) góp phần làm giảm thời gian đi lại giữa các địa phương và các nước nằm dọc tuyến, làm cho thương mại giữa các nước tăng lên và tác động lan tỏa đến hợp tác kinh tế của GMS, ASEAN và quy mô rộng lớn hơn.

Đề cập về những tác động của EWEC đối với Đà Nẵng, ông Nguyễn Hà Bắc, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, khẳng định: TP Đà Nẵng là điểm cuối của EWEC và thực tế Đà Nẵng đã và đang tận dụng lợi thế này để tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư, phát triển thương mại-dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Hiê%3ḅn tại, Đà Nẵng có gần 30 doanh nghiê%3ḅp có quan hê%3ḅ ngoại thương với các nước trên tuyến EWEC. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Đà Nẵng và các địa phương các nước trên tuyến EWEC trong những năm qua có bước phát triển; việc trao đổi, mua bán hàng hóa thuận lợi hơn, kim ngạch mua bán 2 chiều tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu từ Đà Nẵng sang các nước EWEC năm 2016 đạt 32,3 triê%3ḅu USD; 6 tháng đầu năm 2017 đạt gần 28 triê%3ḅu USD (tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2016). Kim ngạch nhâ%3ḅp khẩu từ các nước EWEC vào Đà Nẵng năm 2016 đạt 32 triê%3ḅu USD; 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 18,5 triê%3ḅu USD. Kết quả hợp tác của các nước trên tuyến EWEC không chỉ dừng lại ở các hoạt động ngoại giao kinh tế, mà còn thể hiện ở nhiều hoạt động văn hóa, xúc tiến đầu tư, các chương trình giao thương, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường giữa các nước… 

Cần các giải pháp đồng bộ

Bà Lê Thị Mai Anh, Phó trưởng phòng Tổng hợp và Hợp tác Tiểu vùng, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho rằng: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động tạo thuận lợi cho EWEC trong đón nhận đầu tư, lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động cũng như cơ hội để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó các địa phương dọc EWEC có cơ hội phát triển sánh kịp với các tỉnh, thành phố của các quốc gia phát triển trong ASEAN. Tuy nhiên, các địa phương dọc tuyến EWEC cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là cơ sở hạ tầng phát triển không đều, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu; hạ tầng phần mềm chưa bắt kịp sự phát triển của hạ tầng phần cứng, làm giảm nhịp phát triển của EWEC so với các khu vực khác trong ASEAN. Để các địa phương hợp tác phát triển có hiệu quả, thời gian tới, các thành viên dọc tuyến EWEC cần chú trọng chuyển đổi từ hành lang giao thông sang hành lang kinh tế; mở rộng các tuyến đường của hành lang, kết nối sâu rộng nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của địa phương; đồng thời, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

Theo lãnh đạo Ban xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư Đà Nẵng, ngoài các điểm nghẽn giao thông trên tuyến, thì sự phát triển không đồng đều của các địa phương cũng làm giảm nhịp phát triển của EWEC. Do đó, cần đẩy mạnh hoàn thiê%3ḅn hạ tầng giao thông và logistics trên tuyến, như xây cảng Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), hoàn thiê%3ḅn hê%3ḅ thống biển báo, ký hiê%3ḅu và ngôn ngữ theo chuẩn quốc tế, đầu tư các điểm dừng dọc tuyến, đẩy mạnh hợp tác về đào tạo nhân lực theo khung trình đô%3ḅ chuẩn...

Để nâng cao hiệu quả EWEC, Chính phủ và các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nối thông từ điểm đầu đến điểm cuối trên lãnh thổ Myanmar, xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ cho vận chuyển người và hàng hóa dọc hành lang; sớm hoàn chỉnh khung pháp lý vận tải hàng hóa qua biên giới bằng đường bộ (CBT); đẩy nhanh quá trình thực hiện các cam kết trong AEC; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực hải quan... 

NGUYỄN VĂN CHUNG