Điều này thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đạt được những kết quả tốt”, đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân.
Tín dụng đã tăng trưởng tốt hơn, chứng tỏ nền kinh tế phục hồi, ổn định. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Agribank. Ảnh: NGUYỄN NGỌC.
Lãi suất tỷ giá ổn định
Trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, lạm phát, NHNN duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, thông qua các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để bảo đảm thanh khoản đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) giữ ổn định lãi suất huy động và giảm sức ép lên lãi suất cho vay. Đồng thời với việc điều hành linh hoạt các công cụ CSTT để hỗ trợ thanh khoản, NHNN đã chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối vốn duy trì ổn định lãi suất huy đô%3ḅng, tiết giảm chi phí hoạt đô%3ḅng, nâng cao hiê%3ḅu quả kinh doanh để có điều kiê%3ḅn giảm lãi suất cho vay; ban hành thông tư sửa đổi quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đã góp phần hỗ trợ giảm áp lực lãi suất cho các TCTD.
Theo báo cáo của NHNN, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng 0,2-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm đã ổn định trở lại và từ cuối tháng 9/2016, một số TCTD lớn đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động khoảng 0,3-0,5%/năm. Trên cơ sở đó, lãi suất cho vay của một số TCTD đang có xu hướng giảm khoảng 0,5-1%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.
Đề cập đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua, chuyên gia kinh tế TS Trần Du Lịch cho rằng, NHNN đã giữ được niềm tin về ổn định đồng tiền, cố gắng giữ không để lãi suất cho vay tăng lên mà còn giảm, điều này nhiều chuyên gia đầu năm dự báo cho rằng, nhiệm vụ này khó khăn nhưng đến nay NHNN đã làm được.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Đại biểu Quốc hội TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, tỷ giá được NHNN điều hành theo chiều hướng vừa ổn định tương đối và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lãi suất giảm là xu hướng tích cực và hỗ trợ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững hơn, rủi ro cho vay sẽ giảm đi. Lãi suất thấp thì doanh nghiệp sẽ làm ăn tốt hơn.
Còn TS Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, thời gian qua, tỷ giá ổn định thông qua việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, lấy tỷ giá trung tâm hằng ngày đó là một bước đi đúng.
Việc mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, NHNN mở lại một kênh vốn có lãi vay thấp hơn nhiều so với vay VNĐ, để hỗ trợ DN và gián tiếp là hỗ trợ cho các hộ dân trong chuỗi liên kết. Rộng hơn, thêm nguồn tín dụng ngoại tệ, cung vốn chi phí thấp cũng tạo điều kiện để giảm bớt áp lực dồn vay VNĐ, thêm thuận lợi để có thể giảm lãi suất cho vay nói chung. Ông Phạm Hữu Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP cơ kim khí Thăng Long cho biết, ngân hàng có động thái giảm lãi suất, mở lại tín dụng ngoại tệ cho DN xuất khẩu đó là một phần động lực để chúng tôi thực hiện các dự án đầu tư. Tuy nhiên, nếu với DN của chúng tôi, để thực hiện được các dự án đầu tư đó cần rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là đầu ra của sản phẩm phải khả thi; thứ hai, trình độ quản lý; thứ ba, cơ sở vật chất phải bảo đảm; thứ tư, nguồn nhân lực phải đáp ứng được các dự án đầu tư, cuối cùng là nguồn vốn.
Tín dụng hướng vào sản xuất
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Tiến Đông cho biết, tính đến 24-10-2016, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 11,93% so với cuối năm 2015, trong đó tín dụng VNĐ tăng 13,15%, tín dụng ngoại tệ tăng 1,09% phù hợp với chủ trương chống đô-la hóa của Chính phủ. Xu hướng này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và định hướng điều hành của NHNN khi hoạt động sản xuất kinh doanh đang được cải thiện. Tín dụng đã tăng trưởng tốt hơn, chứng tỏ nền kinh tế phục hồi, ổn định khá vững chắc.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là mức tăng trưởng tín dụng thực chất đối với nền kinh tế, được TCTD cho vay và giải ngân theo nhu cầu vay vốn của cá nhân, DN. Chuyên gia kinh tế TS Trần Du Lịch cho rằng, NHNN tiếp tục đưa ra chủ trương trong điều hành là ưu tiên cấp tín dụng sản xuất với lĩnh vực ưu tiên, những gói cam kết hỗ trợ tiếp tục triển khai thực thi như: Xử lý khó khăn cho khách hàng do hạn hán gay gắt kéo dài tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL; Hỗ trợ người dân và DN bị thiệt hại do hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung; tín dụng xanh, cho vay theo Nghị định 67...
Kiểm tra về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 19, 35 của Chính phủ tại một số NHTM, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, việc thực hiện kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã có những kết quả bước đầu, thể hiện rõ nét qua việc các ngân hàng cắt giảm, cải tiến thủ tục hành chính trong các giao dịch với người dân và DN; đã và đang tích cực giảm lãi suất cho vay để tạo thuận lợi cho DN; nhiều chương trình gói tín dụng ưu đãi, đặc thù được các NHTM triển khai; nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại được triển khai ứng dụng mang lại thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân…
Còn Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Nguyễn Thị Phượng cho biết, bản thân các TCTD cũng phải cố gắng tiết giảm chi phí, làm sao giảm, hoặc không tăng lãi suất đối với khách hàng để bảo đảm khách hàng hoạt động hiệu quả. Có như vậy, các TCTD mới hoạt động lành mạnh và bền vững.
Là một DN hưởng lợi trực tiếp từ những chính sách của NHNN, ông Phạm Thắng, Giám đốc Công ty TNHH SX và TM Cát Quế (Quốc Oai - Hà Nội) cho biết, tôi rất vui mừng vì DN lại tiếp tục được vay vốn ngoại tệ để thu mua hàng nông sản. “So với những giai đoạn trước đây, thì nay thủ tục vay vốn ngân hàng đã thông thoáng hơn nhiều, DN, đặc biệt những DN nhỏ và vừa đã tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn. Trước đây, DN chúng tôi phải tìm đến ngân hàng, nay ngân hàng đã tự tìm đến DN động viên vay vốn khi nhìn thấy cơ sở vật chất, nhà xưởng, dòng tiền của DN. Công ty tôi hiện đang vay hơn 400 tỷ đồng với lãi suất 4,5%/năm của Agribank để thu mua hàng nông sản”, ông Phạm Thắng hồ hởi cho biết.
Trong những tháng cuối năm, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015, Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016 và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các TCTD nhưng bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát; tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối vốn duy trì ổn định lãi suất huy đô%3ḅng, tiết giảm chi phí hoạt đô%3ḅng, nâng cao hiê%3ḅu quả kinh doanh để có điều kiê%3ḅn giảm lãi suất cho vay...
NGỌC QUYẾT