Ở Việt Nam hiện nay đã có một số trường đại học áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn chưa rõ học tín chỉ là như thế nào; khác so với phương thức đào tạo truyền thống ra sao? Trong khi đó, mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra từ nay đến năm 2012 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước…Phóng viên báo Quân đội nhân dân tìm hiểu về phương thức đào tạo và lợi ích của đào tạo theo tín chỉ để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc…

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: học tập trên lớp, học tập trong phòng thí nghiệm; thực tập và tự học.

Ngày 18-10, chúng tôi đã đến Trường đại học Dân lập Thăng Long, một trong những trường đại học đầu tiên (năm 1998) áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ. Tiến sĩ Phan Huy Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Phương thức đào tạo tín chỉ hoàn toàn khác với đào tạo theo niên chế (đào tạo truyền thống). Khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, đầu mỗi học kỳ, sinh viên được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi, sinh viên có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ có nhu cầu. Sinh viên không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn học được cả các môn học khác lĩnh vực, chẳng hạn sinh viên các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn có thể học thêm môn khoa học xã hội, nhân văn và ngược lại.

Về việc đánh giá kết quả học tập, hệ thống tín chỉ dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối với các môn học tích lũy được để cấp bằng cử nhân. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sĩ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn. Người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ được cấp bằng theo hình thức tích lũy đủ tín chỉ. Theo thông lệ chung, một sinh viên được cấp bằng cử nhân khi tích lũy được từ 120 đến 140 tín chỉ. Tuy nhiên, người học được cấp bằng không phải chỉ phụ thuộc vào số tín chỉ mà họ tích lũy đủ mà còn phụ thuộc vào điểm trung bình chung quy định cho từng học kì, từng văn bằng (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).

Lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ

Khi trao đổi với các sinh viên hiện đang học theo phương thức tín chỉ, chúng tôi đều nhận được lời khen ngợi của họ về phương thức đào tạo tiên tiến này. Em Trần Anh Tuấn (sinh viên Khoa Công trình, Trường đại học Xây dựng Hà Nội) cho biết: “Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã giúp sinh viên có ý thức hơn trong tự học tập, tự nghiên cứu”.

Khi so sánh với phương thức đào tạo niên chế (hiện đang áp dụng rộng rãi tại các trường đại học hiện nay), hầu hết các sinh viên đều cho rằng: Phương thức đào tạo theo tín chỉ giảm sự nhồi nhét kiến thức, khắc phục được việc học lệch, học tủ, dẫn đến quay cóp trong kiểm tra và trong các kì thi. Hơn nữa, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hầu như bất kì môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong ba hình thức: giảng bài của giáo viên; thực tập, thực hành của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cả ba hình thức này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau giúp người học nắm kiến thức và tạo kiến thức một cách hiệu quả hơn.

Em Trần Thu Trang (sinh viên Trường ĐH dân lập Thăng Long) rất vui khi trao đổi với chúng tôi: “Nếu đào tạo theo niên chế thì nợ môn hoặc nghỉ học quá thời gian quy định sẽ bị đình chỉ học tập nên những sinh viên nghèo phải bỏ học giữa chừng. Còn đối với đào tạo tín chỉ sẽ không có khái niệm “lưu ban”, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định mà không hạn chế thời gian; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của cá

Khi so sánh với phương thức đào tạo niên chế (hiện đang áp dụng rộng rãi tại các trường đại học hiện nay), hầu hết các sinh viên đều cho rằng: Phương thức đào tạo theo tín chỉ giảm sự nhồi nhét kiến thức, khắc phục được việc học lệch, học tủ, dẫn đến quay cóp trong kiểm tra và trong các kì thi. Hơn nữa, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hầu như bất kì môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong ba hình thức: giảng bài của giáo viên; thực tập, thực hành của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cả ba hình thức này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau giúp người học nắm kiến thức và tạo kiến thức một cách hiệu quả hơn.

nhân. Người học được chủ động về mặt thời gian, nếu học tốt, có thể rút ngắn thời gian học; cũng có thể vừa học, vừa làm, hoặc nghỉ học một thời gian, sau đó, trở lại học tiếp”.

Một trong những ưu điểm của phương thức đào tạo tín chỉ là sinh viên còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng và không phải học lại từ đầu. Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cách hợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương trình học trong cùng một thời gian, giảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.Ví dụ như sinh viên có thể có hai bằng marketing và kế toán mà chỉ cần phải học thêm khoảng 5 tháng.

Tiến sĩ Phan Huy Phú cũng cho rằng: Phương thức đào tạo theo tín chỉ còn giúp các nhà quản lí ở một số khía cạnh, như: đánh giá chính xác khả năng học tập của người học và thời gian làm việc của giáo viên; là cơ sở để các trường đại học tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực, có lợi không những cho tính toán ngân sách nội bộ mà còn cả cho việc tính toán để tìm nguồn tài trợ.

Ngày 19-10, trao đổi với Đại tá Lê Thanh Lâm, Phó phòng Quản lý đào tạo, Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, chúng tôi được biết: Do đặc thù của việc đào tạo sĩ quan trong quân đội đòi hỏi tập trung và thống nhất, học viên sĩ quan không thể tách rời tập thể... nên các trường đào tạo sĩ quan trong quân đội, kể cả các trường kỹ thuật sẽ không áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ. Đồng chí Lâm cũng cho biết, Cục Nhà trường đang nghiên cứu một phương thức thích hợp để áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ cho đối tượng là cán bộ trong quân đội tham gia các khóa học tích lũy.

CHÂU GIANG - VIỆT HÀ