Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế, dùng để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu vào quốc gia, vùng lãnh thổ theo quy định của nơi nhập khẩu, với mục đích hưởng ưu đãi thuế quan hoặc theo quy định tại quốc gia nhập khẩu bắt buộc có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 1-7, quy định chi tiết về việc cấp C/O và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Một điểm nổi bật trong thông tư là việc triển khai bắt buộc toàn bộ quy trình cấp C/O và văn bản chấp thuận thông qua hệ thống eCoSys, với sự quản lý hạ tầng kỹ thuật bởi Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương. Hệ thống này thực hiện các chức năng như tạo tài khoản, cấp mã số đơn vị có thẩm quyền, công khai danh sách tổ chức được phép cấp C/O và bảo đảm kết nối dữ liệu với Cổng thông tin một cửa quốc gia. Hệ thống eCoSys đóng vai trò trung tâm trong việc chuẩn hóa, số hóa và liên thông toàn bộ dữ liệu xuất xứ hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
 |
Ảnh minh họa/Ảnh: diendandoanhnghiep.vn |
Trước bối cảnh chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực quản lý xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về tổ chức cấp C/O, kiểm tra kỹ hồ sơ thương nhân để nắm bắt quy trình khai báo trên hệ thống eCoSys, cập nhật đầy đủ các hướng dẫn kỹ thuật và quy định pháp lý liên quan tại Thông tư số 40/2025/TT-BCT. Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩn trương rà soát năng lực thực hiện, chuẩn bị hồ sơ thương nhân điện tử đúng chuẩn và thực hành khai báo thử nghiệm trên eCoSys để bảo đảm tính sẵn sàng trước khi khai báo chính thức. Việc chủ động phối hợp sớm với các đơn vị cấp C/O và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình khai báo điện tử và góp phần bảo đảm việc hưởng ưu đãi thuế quan được thực hiện đầy đủ, đúng hạn.
KHÁNH AN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Trong hai ngày 3 và 4-4 (giờ địa phương), Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva. Đoàn Việt Nam tham dự có các đồng chí: Phạm Quang Huy, Tham tán Công sứ, Phó trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva; Trịnh Thị Thu Hiền, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương); cán bộ đoàn công tác Việt Nam và cán bộ Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.
Nghiên cứu Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) công bố ngày 5-9 cho thấy, 84,6% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 “Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (AKFTA)”.