Pháo đài Láng nằm ở cánh đồng thôn Láng Trung, nay thuộc phố Pháo đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Hiện nay, khu vực pháo đài đã được xây dựng thành khu di tích lịch sử Pháo đài Láng.

leftcenterrightdel
Pháo đài Láng. 
Trước đó, vào năm 1940, thực dân Pháp xây dựng pháo đài Láng nhằm tạo thế phòng thủ, chống phát xít Nhật đang tràn vào Việt Nam, bao gồm pháo đài, kho chứa đạn, nhà ở cho pháo thủ. Pháo đài có ba khẩu pháo 75mm (một khẩu bị hỏng, hai khẩu còn hoạt động). Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm pháo đài. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, quân và dân ta tiếp nhận, nhanh chóng làm chủ kỹ thuật sử dụng pháo.

leftcenterrightdel
Tấm biển khái quát chiến công của pháo đài Láng trong đêm đầu Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). 
Đến ngày 29-6-1946, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Trung đội Pháo đài Láng, Xuân Tảo và Xuân Canh. Đến tháng 9-1946, Trung đội Pháo đài Thủ Khối tiếp tục được thành lập, nằm bên tả ngạn sông Hồng; đồng thời Đại đội Pháo binh Thủ đô cũng được thành lập, thống nhất chỉ huy 4 trung đội pháo đài.

Ngày 16-12-1946, khi đến kiểm tra, động viên lực lượng của ta tại pháo đài Láng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp yêu cầu trung đội chú ý nghiên cứu sáng tạo nhiều hơn nữa, khi cần thiết phải hạ nòng pháo xuống, bắn thẳng vào quân địch, nhưng phải luôn luôn chú ý giữ gìn bảo vệ vũ khí.

leftcenterrightdel
Khẩu pháo đã bắn phát đạn đầu tiên mở đầu Toàn quốc kháng chiến. 
Đúng 20 giờ 03 phút ngày 19-12-1946, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng Chỉ huy, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ cho nổ mìn phá máy phát điện, cắt điện toàn thành phố vụt tắt. Ngay lập tức pháo đài Láng khai hỏa, bắn những phát đạn đầu tiên vào cơ sở của địch trong thành phố, tiếp đến là hỏa lực của các pháo đài khác rền vang, quân và dân Hà Nội hừng hực khí thế bước vào kháng chiến./.

Bài, ảnh: HOÀNG HÀ