Lời căn dặn vợ của người lính thú (biên phòng) xưa trong câu ca: “Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” không những đầy ân cần với người thương yêu mà còn gợi đến một miền địa linh. Đi “trẩy” trong câu ca này, nghĩa là đi bảo vệ miền đất biên cương phía bắc của Tổ quốc Việt Nam –“Non nước Cao Bằng”. Nằm trong tọa độ địa lý từ 20021’đến 106008’ Vĩ độ Bắc và từ 1050 40’ đến 106040’ Kinh Đông, địa bàn Cao Bằng núi rừng trùng điệp nối liền các vùng trong tỉnh, xen kẽ những cánh đồng, những thung lũng vừa và nhỏ. Nằm trên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000m so với mặt biển, địa hình thấp dần từ tây bắc- xuống đông-nam và từ tây sang đông, tạo thành một dải đất án ngữ tự nhiên, có những cụm điểm cao, có thể coi là “địa linh quân sự” rất thuận tiện cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Là một bộ phận thống nhất của đất nước, bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng cũng trải qua những thay đổi với những tên gọi khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, thời Hùng Vương, Cao Bằng thuộc bộ Vũ Định. Đến thế thứ III (Trước Công nguyên), bị giặc phương Bắc đô hộ, nước ta phải chia làm nhiều quận, Cao Bằng là một bộ phận của Tương Đốc. Thời nhà Hán đô hộ, Cao Bằng thuộc quận Giao Chỉ. Đại Việt giành độc lập, nhằm thống nhất chỉ huy trong công cuộc xây dựng và phòng giữ đất nước, triều đình nhà Lý đặt Cao Bằng vào đất Thái Nguyên. Nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta, chúng lại gộp Cao Bằng vào phủ Lạng Sơn. Đến khi Lê Lợi và Nguyễn Trãi giành lại nền độc lập cho đất nước, thiết lập triều Lê sơ, Cao Bằng được mang tên là Phủ Bắc Bình (mong muốn sự bình yên lâu dài), lúc đầu thuộc Bắc Đạo, sau thuộc Thái Nguyên Thừa Tuyên (có thời Thái Nguyên được đổi tên là Ninh Sóc). Năm 1667, nhà Lê chuyển Cao Bằng thành châu, tách khỏi Thái Nguyên. Năm 1768, Cao Bằng trở thành trấn. Năm 1831, trấn Cao Bằng đổi thành tỉnh Cao Bằng, dưới là châu. Năm 1834, các châu đổi thành huyện. Tỉnh Cao Bằng khi ấy có 1phủ là Trùng Khánh và 5 huyện là Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Tháng 10-1836, thực dân Pháp đánh Cao Bằng. Theo sự thỏa thuận của Pháp và triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc), chúng đã cắt tổng Điều Lương thuộc huyện Hạ Lang cho Trung Quốc. Do địa lý đặc thù, để thuận lợi cho việc cai trị và đánh dẹp, thực dân Pháp đặt Cao Bằng dưới chế độ quân quản trực thuộc toàn quyền Đông Dương, chứ không không thuộc quyền Thống sứ Bắc Kỳ và đứng đầu tỉnh là một tên Công sứ quân sự. Pháp tổ chức Cao Bằng lại thành các châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch Lâm, Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình và thị xã Cao Bằng. Ngày 21-1-1905, thấy rõ sự lợi hại về quân sự của đất Cao Bằng, Pháp đặt Cao Bằng thành Đạo Quan binh thứ 2 của chúng ở Đông Dương.

Sau nhiều năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, nhận định thời cơ giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam sắp đến gần, ngày 8-2-1941, Lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc về nước qua biên giới Việt-Trung, địa phận tỉnh Cao Bằng. Người đã chọn Pắc Bó, huyện Hà Quảng của Tỉnh làm đại bản doanh để cùng Trung ương Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng toàn quốc. Tháng 10-1941, Nguyễn Aí Quốc đã chỉ thị cho Đảng bộ Cao Bằng thành lập Đội du kích Pắc Bó. Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh ở Cao Bằng và trên cả nước, theo chỉ thị của Người, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) vào ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Vừa mới ra đời, Đội quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã lập chiến công oanh liệt diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần của địch trong hai ngày liên tiếp (25 và 26-2-1944), mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN sau này

Ngót một thế kỷ sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân Cao Bằng đã nhiều lần đứng lên khởi nghĩa nhưng mưu sự không thành, chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân các dân tộc Cao Bằng mới thấy được mặt trời le lói trong bầu trời nô lệ. Ngày 3-2-1930, Đảng ta được thành lập, thì chưa đầy hai tháng sau, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Cao Bằng ra đời (ngày 1-4-1930). Chi bộ đã vận dụng những chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm giác ngộ, tập hợp quần chúng vào trận tuyến đấu tranh chống quân thù nhằm giải phóng quê hương, đất nước.

.

Năm 1975, cuộc chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, nước Việt Nam thống nhất liền một dải từ đỉnh đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau, ra đến quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Năm 1976, do yêu cầu về phương diện hành chính, các tỉnh trong cả nước được tổ chức lại cho phù hợp để có đủ điều kiện động viên sức người, sức của trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bấy giờ, Cao Bằng và Lạng Sơn được sáp nhập thành tỉnh Cao-Lạng; tỉnh lỵ đặt ở thị xã Cao Bằng. Sau 3 năm, do tình hình quốc tế biến đổi, tỉnh Cao-Lạng lại tách thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, được bổ sung thêm hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã (vốn thuộc tỉnh Bắc Thái)...

Sau nhiều năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, nhận định thời cơ giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam sắp đến gần, ngày 8-2-1941, Lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc về nước qua biên giới Việt-Trung, địa phận tỉnh Cao Bằng. Người đã chọn Pắc Bó, huyện Hà Quảng của Tỉnh làm đại bản doanh để cùng Trung ương Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng toàn quốc. Tháng 10-1941, Nguyễn Aí Quốc đã chỉ thị cho Đảng bộ Cao Bằng thành lập Đội du kích Pắc Bó. Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh ở Cao Bằng và trên cả nước, theo chỉ thị của Người, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) vào ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Vừa mới ra đời, Đội quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã lập chiến công oanh liệt diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần của địch trong hai ngày liên tiếp (25 và 26-2-1944), mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN sau này.

Năm 1975, cuộc chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, nước Việt Nam thống nhất liền một dải từ đỉnh đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau, ra đến quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Năm 1976, do yêu cầu về phương diện hành chính, các tỉnh trong cả nước được tổ chức lại cho phù hợp để có đủ điều kiện động viên sức người, sức của trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bấy giờ, Cao Bằng và Lạng Sơn được sáp nhập thành tỉnh Cao-Lạng; tỉnh lỵ đặt ở thị xã Cao Bằng. Sau 3 năm, do tình hình quốc tế biến đổi, tỉnh Cao-Lạng lại tách thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, được bổ sung thêm hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã (vốn thuộc tỉnh Bắc Thái)...

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong Tỉnh, nhân dân các dân tộc Cao Bằng luôn luôn đoàn kết một lòng cùng cả nước đứng vững trên tuyến đầu, phấn đấu xây dựng tỉnh giàu mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng-an ninh, văn hóa-xã hội phát triển, xứng đáng là một tỉnh căn cứ địa có truyền thống cách mạng vẻ vang.

Thanh Huyền