QĐND - Nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta thường hiểu ông là một nhà quân sự được cả đất nước và thế giới kính phục, tôn vinh, ít ai thấy (hoặc chưa có dịp nhắc đến) Đại tướng còn là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển phong trào học chữ quốc ngữ, tiến tới xóa nạn mù chữ, cơ sở để nâng cao dân trí cho nước nhà.
Từ đầu thế kỷ XX, đất nước ta chìm đắm trong nạn thất học. Theo thống kê của Nha học chính Đông Pháp năm 1936: 95% dân chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì. Các nhà trí thức nho học yêu nước như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền v.v.. đã tổ chức trường tư thục Đông Kinh Nghĩa Thục để khuyến khích học chữ quốc ngữ đặng nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài... Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy chín tháng, thực dân Pháp đã bắt đóng cửa trường, hiệu trưởng Lương Văn Can đã bị đi tù.
Đến năm 1937, báo chí tiến bộ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp đã nhiều lần nêu lên sự cần thiết phải lập một Hội để chống nạn mù chữ, vừa là để mang ánh sáng văn hóa, vừa là để vận động giác ngộ quần chúng lao động. Trong những năm 1936-1937, tình hình chính trị thuận lợi, Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền, Đảng ta có điều kiện hoạt động công khai, đã cho xuất bản nhiều sách, báo. Do 95% dân số mù chữ, nên sách báo tuyên truyền cách mạng không phát huy được tác dụng. Vì vậy, theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc kỳ quyết định thành lập một tổ chức công khai chống nạn thất học. Thực hiện chủ trương đó, các đồng chí Trần Huy Liệu cùng hai ông Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, những giáo sư đã nổi tiếng thời ấy, qua ông Phan Thanh, nhà giáo, một trí thức trẻ yêu nước, có tài hùng biện, vừa đắc cử Dân biểu, đại diện cho Đảng vào Viện Dân biểu Trung kỳ khóa III, đứng ra vận động những nhân sĩ, trí thức để bàn bạc việc thành lập một tổ chức công khai chống nạn thất học. Trong phiên họp đầu tiên và nhiều phiên họp sau đó, các vị đã bàn về tên hội và đề cử ra một ban trị sự lâm thời để xin phép chính quyền đô hộ Pháp cho được thành lập Hội. Hội nghị đi tới việc cử cụ Nguyễn Văn Tố, học giả uyên bác, Hội trưởng Hội Trí Tri, làm Hội trưởng Hội truyền bá quốc ngữ, cử cụ Bùi Kỷ làm Phó hội trưởng, cử ông Phan Thanh làm Tổng thư ký Hội, Quản Xuân Nam làm Phó tổng thư ký, ông Đặng Thai Mai làm thủ quỹ, ông Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban dạy học.
Trên cương vị Trưởng ban dạy học của Hội truyền bá quốc ngữ, ông Võ Nguyên Giáp đã cùng các chiến hữu của mình "Đi truyền bá chữ quốc ngữ như đi làm cách mạng”.
Nhìn lại suốt 7 năm tồn tại (25-5-1938/15-8-1945), Hội truyền bá quốc ngữ đã xóa nạn mù chữ cho hơn 7 vạn người. Con số đó chưa nhiều so với hàng chục triệu đồng bào ta còn mù chữ, còn xa với lòng mong mỏi của Hội, của cách mạng nhưng ảnh hưởng của phong trào rất sâu rộng trong nhân dân cả nước. Phong trào ấy đã phát triển mạnh mẽ, đã đào tạo được nhiều cán bộ trung kiên, có kinh nghiệm về chống nạn thất học, đã cung cấp cho cách mạng một số cán bộ và chiến sĩ được rèn luyện trở thành những cán bộ quản lý giáo dục chủ chốt sau này cho Bình dân học vụ, cho ngành giáo dục, cho bộ máy chính quyền mới-trong đó có công đóng góp rất tích cực của đồng chí Võ Nguyên Giáp.
Ngày 2-9-1945, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời công bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đọc diễn văn về chính sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ, tuyên bố: “… nền giáo dục mới đang ở thời kỳ tổ chức. Chắc chắn bậc sơ học sẽ cưỡng bách. Trong thời hạn rất ngắn sẽ ban hành lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữ đến triệt để…”
Trong sáu việc cấp bách trước mắt ở buổi họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên ngày 3-9-1945, Hồ Chủ tịch xếp việc chống nạn mù chữ là việc thứ hai chỉ sau việc chống nạn đói. Người nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta…”. Người còn chỉ ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8-9-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nhân danh Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 17-SL quy định Điều 1-đặt ra một Bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam.
Cùng ngày, đồng chí Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Sắc lệnh số 19-SL quy định Điều 1 - trong toàn cõi nước Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối.
Điều 2 - trong hạn sáu tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có ít ra là một lớp học.
Tiếp theo là Sắc lệnh số 20-SL “… trong khi chờ đợi lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Sau này, do sự phân công của Chính phủ, tuy đồng chí không công tác trong ngành Giáo dục nhưng vẫn quan tâm sâu sắc đến mọi hoạt động của ngành, nhất là vấn đề dạy Sử ở bậc học phổ thông.
NGUYỄN THÌN XUÂN (Chủ tịch CLB Chiến sĩ diệt dốt Nguyễn Văn Tố)
Tin, bài liên quan:
Tấm lòng cựu chiến binh các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phóng viên Mỹ: Tướng Giáp là một người kiệt xuất
Bộ đội PK-KQ tiếp tục phấn đấu, xứng đáng với sự quan tâm đặc biệt của Đại tướng
Đại tướng đã truyền lại tinh thần và sức mạnh
Bộ đội Hải quân noi gương Đại tướng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đoàn kết cán binh là bài học lớn từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhà riêng của Đại tướng mở cửa thông trưa đón nhân dân
Bữa tiệc trưa giữa hai vị Tướng từng là đối thủ
Chuẩn bị vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh hùng Đặc công Hải quân khắc ghi lời căn dặn của Đại tướng
Những quyết định vô cùng quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về giáo dục
Đảng Cộng sản Pháp tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris
Bài học quân sự từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hà Nội: Lựa chọn tuyến đường mang tên Võ Nguyên Giáp
Ba lần gặp Đại tướng
Thế giới gửi lời chia buồn tới lãnh đạo nước ta trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
CHIẾN BINH CỦA ĐẠI TƯỚNG
Anh Văn - đại anh hùng dân tộc, người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với... chiến dịch ba ngày
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Lực lượng Công an nhân dân
Vị tướng nghĩa tình, nhân văn
Thế giới ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bệnh viện 103 quyết tâm học và làm theo Đại tướng
Người dân Lệ Thủy tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Vị tướng chiến đấu vì hòa bình, danh tướng có học thức uyên bác
Người TP Điện Biên Phủ hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân và dân Trường Sa tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quân ủy Trung ương họp triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiếp nối những dòng người Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xem clip)
CCB tỉnh Điện Biên và giáo viên, học sinh tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người “truyền lửa” cho sự nghiệp giáo dục
Tiếc thương Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 càng vững tay súng Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân ta, quân đội ta và bạn bè quốc tế
Nhà sử học người Mỹ: “Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”
Đại tướng gặp nhân dân, nhân dân gặp Đại tướng
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông báo lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Những hình ảnh xúc động về vị “Đại tướng của nhân dân”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ - một đời người
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh hùng của nền độc lập dân tộc Việt Nam
Nguyên Giáp – Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Vị tướng của hòa bình
Chúng tôi chăm sóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng trách nhiệm và tình cảm kính trọng thiêng liêng nhất
Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Anh Văn vẫn sống mãi trong lòng chúng ta"
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chuyện của một bác sĩ bốn lần được gặp Đại tướng
Những giọt nước mắt tiếc thương Đại tướng (xem clip)
Tầm vóc của con người làm nên lịch sử
Dòng người dài về Thủ đô tri ân Đại tướng (xem clip)
Nghẹn ngào khi nghe tin Đại tướng từ trần
Cựu Đại sứ Pháp hồi tưởng về kỷ niệm gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tình yêu nước đã tạo nên một Đại tướng huyền thoại
TRONG KHOẢNG LẶNG CỦA MUÔN DÂN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thiên tài quân sự
Anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất trong thời đại Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà sử học làm nên lịch sử
Kỳ II: Vị Tổng Tư lệnh giản dị nhưng vô cùng uyên bác
Một huyền thoại lịch sử
Đại tướng trong trái tim nhân dân
Nhớ một lần được chụp ảnh với Đại tướng
1.559 ngày chăm sóc sức khỏe Đại tướng
Hai lần nhận lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đồng bào Điện Biên nhớ về Đại tướng
Người dân Cần Thơ thương tiếc Đại tướng
Quê hương Lệ Thủy hướng về Đại tướng
Chủ tịch Raul Castro: Nhân dân Cuba sẽ giữ mãi hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp