Ngày 10-12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo: Thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định, đầu tư tư nhân cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng gia tăng so với đầu tư công và khung pháp lý cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo tương đối thấp. Đồng thời việc sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp còn khiêm tốn. Tăng cường đầu tư tư nhân trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là yếu tố sống còn để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho rằng, điều quan trọng đầu tiên là cần phát triển khu vực doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm củng cố môi trường đầu tư kinh doanh tổng thể về cạnh tranh, tiếp cận tài chính và các yêu cầu hành chính...
 |
Toàn cảnh hội thảo. |
Tại hội thảo, ban tổ chức đã công bố Bản đồ cơ hội đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. Bản đồ được xây dựng nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và các bên liên quan thông tin thị trường để định hướng dòng vốn và các hoạt động theo các chủ điểm đầu tư, mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Tin, ảnh: LA DUY
Những năm qua, TP Hà Nội đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ (KH-CN) phát triển.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu hình thành 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2020.
Những năm gần đây, tỉnh Nam Định tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cùng sự “chung tay” của doanh nghiệp, người dân. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng, nhân rộng trong sản xuất, đời sống... mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh.