Ngày 23-11, Công ty công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) đã ra mắt giải pháp NCSOC giám sát an ninh mạng 24/7 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là giải pháp tổng thể bao gồm từ phần mềm nền tảng, hạ tầng công nghệ đến dịch vụ vận hành, cho phép kết nối tất cả trong một, giám sát toàn bộ các thành phần trong hệ thống mạng, từ các thiết bị máy chủ, máy trạm đến các giải pháp an ninh như diệt virus, tường lửa…
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty NCS, giải pháp NCSOC giám sát tất cả sự kiện diễn ra trên hệ thống từ phân tích, đánh giá, qua đó phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ tấn công mạng. Giải pháp giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể phòng, chống nguy cơ bị xâm nhập, cài mã độc gián điệp, lấy cắp cơ sở dữ liệu khách hàng, tài liệu nội bộ, mã hoá dữ liệu quan trọng… NCSOC sẽ là lời giải kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng yêu cầu của Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
 |
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty NCS giới thiệu giải pháp NCSOC giám sát an ninh mạng 24/7 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
|
Cũng theo ông Vũ Ngọc Sơn, phân tích các cuộc tấn công dữ liệu điển hình đã xảy ra tại Việt Nam, các chuyên gia NCS cho biết, có tới 95% thời gian hacker dành cho việc dò quét, xâm nhập từng bước vào hệ thống, chỉ khoảng 5% là thời gian thực hiện đánh cắp dữ liệu và phá hoại. Như vậy, cơ hội để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công là rất cao. Nếu được giám sát an ninh mạng 24/7 liên tục, các doanh nghiệp có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu hệ thống bị tấn công, từ đó hoàn toàn có thể ngăn chặn được khả năng xảy ra lộ lọt dữ liệu.
Giải pháp NCSOC được triển khai theo mô hình hiện đại, kết hợp giữa hình thức triển khai tại chỗ và trên nền tảng điện toán đám mây cao cấp. Theo đó, khách hàng sẽ được NCS cung cấp một điểm quan trắc (Collector) để kết nối, thu thập các sự kiện an ninh mạng trên các thiết bị bên trong mạng của doanh nghiệp. Điểm quan trắc này sẽ kết nối đến Trung tâm Giám sát an ninh mạng của NCS (Security Operations Center) đặt trên đám mây. Tất cả dữ liệu đều được đóng gói, mã hóa khi gửi đến nhà cung cấp dịch vụ thông qua kênh truyền bảo mật.
Đáng chú ý, với mô hình dạng Hybrid, các thiết bị của khách hàng không cần phải có kết nối ra internet vẫn có thể được bảo vệ. Đồng thời tận dụng được năng lực tính toán của máy chủ trung tâm để triển khai các công nghệ về dữ liệu lớn (BigData) và đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tự động tìm ra các mối nguy hiểm một cách nhanh nhất.
Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam rất nghiêm trọng, trong đó có 2 yếu tố chính là tội phạm đột nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân. Trong năm 2023, Bộ Công an đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu các vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi tháng đã ghi nhận hàng nghìn cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam.
Phân tích các cuộc tấn công dữ liệu điển hình đã xảy ra tại Việt Nam, các chuyên gia NCS cho biết có tới 95% thời gian hacker sẽ dành cho việc dò quét, xâm nhập từng bước vào hệ thống, chỉ khoảng 5% là thời gian thực hiện đánh cắp dữ liệu và phá hoại. Như vậy, cơ hội để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công là rất cao. Nếu được giám sát an ninh mạng 24/7 liên tục, các doanh nghiệp có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu hệ thống bị tấn công, từ đó hoàn toàn có thể ngăn chặn được khả năng xảy ra lộ lọt dữ liệu.
|
VĂN PHONG - THU HOÀI
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước với các đối tượng quản lý quý III-2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý nhà mạng viễn thông phải nhận lấy trách nhiệm bảo vệ an toàn, an ninh mạng cho khách hàng ở mức cơ bản, từ đó nâng cao thương hiệu nhà mạng và đất nước.
Theo quy định Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 như sau:
Diễn ra sáng 15-6, Hội thảo “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia” là sự bổ trợ, tương tác, sự kết hợp giữa sức mạnh lý luận chính trị và sức mạnh khoa học công nghệ, giúp cho các chủ thể có nhận thức đúng đắn, khách quan, toàn diện và chính xác vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng và mật mã trong nền an ninh quốc gia trong bối cảnh mới hiện nay.