Chiều 11-10 tại Hà Nội, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Tập đoàn IEC tổ chức sự kiện Diễn tập chủ động phòng thủ không gian mạng – DF Cyber Defense.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Smart Banking 2022 và là sự kiện thường niên lớn nhất về phòng, chống tấn công mạng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại Việt Nam.
DF Cyber Defense 2022 hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng phối hợp, trau dồi kỹ năng, giảm thiểu thời gian xử lý và phản ứng nhanh với các cuộc tấn công được trang bị kỹ thuật, chiến thuật mới; nâng cao năng lực về an toàn, an ninh mạng của đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Trước thực trạng các cuộc tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, tại DF Cyber Defense 2022 các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) sẽ đưa ra một tình huống giả định được xây dựng như một mô hình hệ thống thông tin thu nhỏ của một tổ chức, doanh nghiệp.
 |
Các chuyên gia, tổ chức tài chính, ngân hàng tham gia diễn tập phòng thủ không gian mạng.
|
Từ đó, các đội tham gia diễn tập sẽ nhận được một tệp tin logs của hệ thống máy chủ email và phải thực hiện tấn công vào bên trong hệ thống thông tin của tổ chức để tìm ra các điểm yếu bảo mật đang tồn tại trong hệ thống.
200 chuyên gia tác chiến không gian mạng đến từ 60 đội tham gia diễn tập sẽ tìm ra lời giải cho bài toán bảo mật của ngân hàng. Trong vòng 3 tiếng, các đội diễn tập sẽ cạnh tranh để giành vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng ngay tại “chiến trường không gian mạng” của DF Cyber Defense 2022.
Để tham gia diễn tập, đội ngũ chuyên gia của các tổ chức tài chính, ngân hàng không chỉ trang bị kiến thức liên quan đến phòng thủ, ứng cứu sự cố một cách truyền thống mà còn cần các kỹ năng, chuyên môn liên quan đến việc tìm kiếm, tấn công và khai thác điểm yếu bảo mật.
Các kỹ năng nêu trên sẽ giúp cho đội ngũ chuyên gia của các đội diễn tập chủ động hơn trong việc bảo vệ an toàn cho các hệ thống thông tin hay còn gọi là kỹ năng phòng thủ chủ động.
HỒNG QUANG
Bạn đọc Lê Thanh Tùng ở xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng?
Căn cứ vào các tiêu chí mới ban hành, Cục An toàn thông tin sẽ đánh giá và công bố các giải pháp Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu để các bộ, tỉnh có cơ sở lựa chọn.
Ngày 28 - 6, Tập đoàn công nghệ BKAV chính thức ra mắt Thao trường an ninh mạng Vietnam Cyber Range (VCR), hệ thống tiên tiến phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch nguồn nhân lực trong lĩnh vực an ninh mạng. Giải pháp "Make in Việt Nam" VCR do các kỹ sư BKAV làm chủ hoàn toàn về công nghệ.
Bạn đọc Lưu Hồng Quân ở phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết điều kiện về nhân sự vận hành, quản trị hệ thống, bảo vệ an ninh mạng được quy định như thế nào?